Dẫn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp X gồm hai anken kế tiếp trong dãy đồng đẳng vào lượng dư dung dịch Br2, thấy dung dịch Br2 nhạt màu đồng thời khối lượng bình đựng tăng 7,0 gam. Công thức của 2 anken là gì?
Gọi CTTB của X là: CnH2n
nX = 0,2
m bình brom tăng 7g ⇒ mX = 7
⇒ 14n = 7:0,2 = 35 ⇒ n = 2,5
⇒ C2H4 và C3H6
Trong các số các đơn chất của nhóm cacbon, nhóm chất nào là kim loại?
Câu A. Cacbon và silic
Câu B. thiếc và chì
Câu C. silic và gemani
Câu D. silic và thiếc
Hỗn hợp khí A chứa metylamin và hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng. Lấy 100 ml A trộn với 470 ml oxi (lấy dư) rồi đốt cháy. Thể tích hỗn hợp khí và hơi sau phản ứng là 615 ml ; loại bỏ hơi nước thì còn lại 345 ml ; dẫn qua dung dịch NaOH dư thì còn lại 25 ml. Các thể tích đo ở cùng điều kiện. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích từng hiđrocacbon trong A.
Thể tích hơi nước : 615 - 345 = 270 (ml)
Thể tích khí CO2 : 345 - 25 = 320 (ml).
Để tạo ra 320 ml CO2 cần 320 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol CO2 cần 1 mol O2).
Để tạo ra 270 ml hơi nước cần 135 ml O2 (vì để tạo ra 1 mol H2O cần 0,5 mol O2).
Thể tích O2 tham gia phản ứng : 320 + 135 = 455 (ml).
Thể tích O2 còn dư : 470 - 455 = 15 (ml)
Thể tích N2: 25-15= 10 (ml).
Thể tích CH3NH2 = 2.V N2 = 2.10 = 20 (ml).
Thể tích hai hiđrocacbon : 100 - 20 = 80 (ml).
Khi đốt 20 ml CH3NH2 tạo ra 20 ml CO2 và 50 ml hơi nước.
Khi đốt 80 ml hiđrocacbon tạo ra 300 ml CO2 và 220 ml hơi nước.
Đặt công thức chung của hai hiđrocacbon là CxHy
Bảo toàn nguyên tố C và H của CxHy ta có:
Vậy một hiđrocacbon có 3 nguyên tử cacbon và một hiđrocacbon có 4 nguyên tử cacbon.
Hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong một dãy đồng đẳng khác nhau 2 nguyên tử hiđro và số nguyên tử hiđro trong mỗi phân tử hiđrocacbon phải là số chẵn. Vì vậy, với y = 5,5, có thể biết được một chất có 4 và một chất có 6 nguyên tử hiđro.
Đặt thể tích C3H4 là a ml, thể tích C4H6 là b ml, ta có : a + b = 80 (1)
Thể tích CO2 là : 3a + 4b = 300 (2)
Từ (1) và (2) → a = 20 ; b = 60
Vậy C3H4 chiếm 20% và C4H6 chiếm 60% thể tích của hỗn hợp.
Theo thuyết Bron – stêt, ion nào dưới đây là bazơ?
Câu A. Cu2+
Câu B. Fe3+
Câu C. BrO-
Câu D. Ag+
Hai chất hữu cơ mạch hở X và Y, đều có công thức phân tử khi tác dụng với hiđro (xúc tác niken) đều cho một sản phẩm . X tác dụng được với natri giải phóng hiđro; Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dụng được với natri và dung dịch brom Xác định công thức cấu tạo của X và Y.
X mạch hở tác dụng được với hiđro và tác dụng được với natri giải phóng hiđro nên X phải thuộc loại ancol không no, đơn chức
X có thể có CTCT sau:
CH2=CHCHOHCH3; CH3−CH=CH−CH2OH; CH2=C(CH3)CH2OH
Y không tác dụng được với dung dịch bạc nitrat trong amoniac, không tác dựng được với natri và dung địch brom nên Y phải thuộc loại xeton. Y là etyl metyl xeton
Vì khi X, Y tác dụng với hiđro cùng tạo ra một sản phẩm nên X là ancol không no, mạch không nhánh
Đốt cháy sắt trong khí clo, người ta thu được 32,5 gam muối. Thể tích khí clo (đktc) đã tham gia phản ứng là bao nhiêu?
nFeCl3 = 32,5/162,5 = 0,2 (mol)
Bảo toàn nguyên tố Cl
2nCl2 = 3nFeCl3 ⇒ nCl2 = 0,3 (mol) ⇒ V = 0,3 .22,4 = 6,72 (l)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.