Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điều chế oxi trong công nghiệp bằng phương pháp điện phân nước ( có axit sunfuric), thu được 2 chất khí riêng biệt là oxi và hidro. Phương trình điện phân nước được biểu diễn như sau:

2H2O       --đp--> 2H2  + O2

  Điền những số liệu thích hợp vào chỗ trống trong bảng dưới đây:

H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành
a) 2mol ……mol ……mol
b) ……mol ……..g 16g
c)…….mol 10g ……g
d) 45g ……….g ……g
e) ……g 8,96lit(đktc) …….lit(đktc)
f) 66,6g ………g ………lit(đktc)

Đáp án:

H2O đã dùng H2 tạo thành O2 tạo thành
a) 2 mol 2 mol 1 mol
b) 1 mol 2 g 16g
c)5 mol 10g 80 g
d) 45 g 5 g 40 g
e) 7,2 g 8,96lit(đktc) 4,48 lit(đktc)
f) 66,6g 7,4g 41,44 lit(đktc)

Cách tính:

a) Theo tỉ lệ phương trình: nH2O = 2 mol ⇒ nH2 = 2 mol; nO2 = 1.2/2 = 1 mol

b) nO2 = 16/32 = 0,5 mol ⇒ nH2O = nH2 = 2.nO2 = 2. 0,5 = 1 mol; mH2 = 1.2 = 2g

c) nH2 = 10/2 = 5 mol ⇒nH2O = nH2 = 5mol ; nO2 = 5.1/2 = 2,5 mol ⇒mO2 = 32. 2,5 = 80g

d) nH2O = 45/18 = 2,5 mol ⇒ nH2 = 2,5 mol ⇒ mH2 = 2,5. 2 = 5g

nO2 = 2,5.1/2 = 1,25 mol ⇒mO2 = 32. 1,25 = 40g

e) nH2 = 8,96/22,4 = 0,4 mol ⇒ nH2O = 0,4 mol ⇒ mH2O = = 0,4 .18 = 7,2 g

nO2 = 0,4.1/2 = 0,2 mol ⇒ VO2 = 0,2 . 22,4 = 4,48 l

f) nH2O = 66,6/18 = 3,7 mol ⇒ nH2 = 3,7 mol ⇒ mH2 = 3,7 .2 = 7,4 g

nO2 = 3,7.1/2 = 1,85 mol ⇒ VO2 = 41,44 lít

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Điện phân 100ml dung dịch A chứa Cu2+, Na+; H+; SO42- có pH = 1, điện cực trơ. Sau một thời gian điện phân, rút điện cực ra khỏi dung dịch, thấy khối lượng dung dịch giảm 0,64 gam và dung dịch có màu xanh nhạt, thể tích dung dịch không đổi. Tính nồng độ H+ có trong dung dịch sau khi điện phân.


Đáp án:

Dung dịch sau có màu xanh nhạt nghĩa là vẫn còn ít ion đồng → H+ chưa bị điện phân.

Gọi số mol Cu2+ điện phân là a (mol) còn số mol O2 tạo ra ở anot là b (mol).

Bảo toàn e suy ra: a = 2b

Khối lượng dung dịch giảm gồm khối lượng Cu và khối lượng khí oxi sinh ra nên:

64a + 32b = 0,64

Từ hai phương trình trên suy ra: b = 0,004 (mol); a =0,008 (mol).

nH+ lúc sau = nH+ ban đầu + nH+ tạo ra = 0,01 + 0,016 = 0,026 (mol)

⇒ CM = 0,0026:(100/1000) = 0,26M

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa : 2Cr + 3Cu2+ → 2Cr3+ + 3Cu Eo của pin điện hóa là bao nhiêu? 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phản ứng hóa học xảy ra trong pin điện hóa :

2Cr + 3Cu2+ → 2Cr3+ + 3Cu

Eo của pin điện hóa là bao nhiêu? Biết EoCu2+/Cu = +0,34; EoCr3+/Cr = -0,74 V.


Đáp án:

Eopin = EoCu2+/Cu - EoCr3+/Cr = 0,34 - (-0,74)= 1,08 V

Xem đáp án và giải thích
Tính khối lượng glucozơ đem lên men rượu, biết rằng khi cho toàn bộ sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (D= 1,05 g/ml) thì thu được dung dịch hỗn hợp hai muối có tổng nồng độ là 12,27%. Hiệu suất của quá trình lên men là 70%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính khối lượng glucozơ đem lên men rượu, biết rằng khi cho toàn bộ sản phẩm khí hấp thụ hoàn toàn vào 1 lít dung dịch NaOH 2M (D= 1,05 g/ml) thì thu được dung dịch hỗn hợp hai muối có tổng nồng độ là 12,27%. Hiệu suất của quá trình lên men là 70%.



Đáp án:

     (1)

a mol                                                          2a mol

                           (2)

x mol            x mol           x mol

              (3)

y mol                2y mol      y mol

Ta có: x + 2y = 2

(84x + 106y)/(1050 + 44(x + y)).100 = 12,27

=> x = 1 và y = 0,5

Tổng số mol nCO2= 1,5 mol.

Theo (1) số mol nC6H12O6 = 1,5 : 2 = 0,75 mol

Khối lượng glucozơ bị lên men = 0,75.180 = 135 (g).

 Khối lượng glucozơ đưa vào quá trình lên men: m = (135.100) : 70 = 192,86g









Xem đáp án và giải thích
Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi: a) Đốt dây sắt trong khí clo. b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2. c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dự đoán hiện tượng và viết phương trình hóa học xảy ra, khi:

a) Đốt dây sắt trong khí clo.

b) Cho một đinh sắt vào trong ống nghiệm đựng dung dịch CuCl2.

c) Cho một viên kẽm vào dung dịch CuSO4.


Đáp án:

a) Khối màu nâu tạo thành:

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

b) Dung dịch CuCl2 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào đinh sắt.

Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu ↓

c) Zn tan dần, dung dịch CuSO4 nhạt màu xanh, kim loại màu đỏ bám vào viên kẽm.

Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu ↓

Xem đáp án và giải thích
Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh (vừa đủ) thì thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa tạo ra rồi vừa tan hết. Tính số mol NaOH đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 2,16 gam Al vào dung dịch HNO3 loãng, lạnh (vừa đủ) thì thu được dung dịch X và không thấy khí thoát ra. Thêm dung dịch NaOH vào dung dịch X đến khi kết tủa tạo ra rồi vừa tan hết. Tính số mol NaOH đã dùng.



Đáp án:

Không có khí thoát ra ⟹ sản phẩm khử là : NH4NO3.

Bảo toàn điện tích ta có: nAl.3 = nNH4NO3.8 ⟹ nNH4 NO3= 0,03 (mol).

Dung dịch gồm : Al(NO3)3 : 0,08 mol và NH4NO3 : 0,03 mol

nNaOH = nNH4NO3 + 3.nAl(NO3)3 + n Al(OH)3 = 0,03 + 3.0,08 + 0,08 = 0,35 (mol).



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…