Để phân biệt được hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3, người ta dùng :
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để phân biệt được hai dung dịch Na2SO4 và Na2CO3, người ta dùng :


Đáp án:
  • Câu A. BaCl2

  • Câu B. HCl Đáp án đúng

  • Câu C. Pb(NO3)2

  • Câu D. NaOH

Giải thích:

 

Đáp án B. HCl

- Có bọt khí thoát ra, nhận ra dung dịch Na2CO3

- Không có bọt khí, nhận ra dung dịch Na2SO4.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Xác định tên gọi của X?
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có công thức phân tử là C5H8O2. Đun nóng 10,0 gam X trong 200 ml dung dịch NaOH 0,3M. Sau khi phản ứng hoàn toàn, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 5,64 gam chất rắn khan. Xác định tên gọi của X?


Đáp án:

nX = 0,1 mol; nNaOH = 0,06 mol → X dư

→ nchất rắn = nNaOH ( chất rắn chính là muối RCOONa )

→ MRCOONa = R + 67 = 94 → R = 27 (CH2=CH-)

→ X là CH2=CHCOOC2H5 ( etyl acrylat )

Xem đáp án và giải thích
Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2). Tính số gam lưu huỳnh đã phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta đốt cháy lưu huỳnh trong bình chứa 15 gam oxi. Sau phản ứng thu được 19,2 gam khí sunfurơ (SO2). Tính số gam lưu huỳnh đã phản ứng.


Đáp án:

nSO2 =  0,3(mol)

nO2 =  0,46875(mol)

PTHH: S + O2 --t0-->  SO2

Tỉ lệ phản ứng là 1:1, mà nSO2 < nO2

⇒ O2 dư, S hết.

⇒ nS = nSO2 = 0,3mol ⇒ mS = 9,6g.

Xem đáp án và giải thích
Số đồng phân của C3H6O2 tác dụng với Na
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Số đồng phân cấu tạo bền, mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 đều tác dụng với kim loại Na là

Đáp án:
  • Câu A. 6

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7

  • Câu D. 4

Xem đáp án và giải thích
Acid HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng sau: (1). 4HCl + PbO2 → PbCl2 + Cl2 + 2H2O (2). HCl + NH4HCO3 → NH4Cl + CO2 + H2O (3). 2HCl + 2HNO3 → 2NO2 + Cl2 + 2H2O (4). 2HCl + Zn → ZnCl2 + H2 (5). 4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2H2O. (6). 2HCl + Fe → FeCl2 + H2. (7). 14HCl + K2Cr2O7 → 2KCl + 2CrCl3 + 3Cl2 + 7H2O. (8). 6HCl + 2Al → 2AlCl3 + 3H2. (9). 16HCl + 2KMnO4 → 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + 8H2O. Số phản ứng trong đó HCl thể hiện tính oxi hóa, và số phản ứng HCl thể hiện tính khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 2, 5

  • Câu B. 5, 4

  • Câu C. 4, 2

  • Câu D. 3, 5

Xem đáp án và giải thích
Cho 6,4g Cu tác dụng với oxi không khí thu được 6,4g CuO. Tính hiệu suất phản ứng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 6,4g Cu tác dụng với oxi không khí thu được 6,4g CuO. Tính hiệu suất phản ứng


Đáp án:

nCu = 6,4 : 64 = 0,1 mol ;

2Cu + O2 2CuO

1 → 1 mol

0,1 → 0,1 mol

Hiệu suất phản ứng là :

→ mCuO lt = 0,1.80 = 8 gam

H = mtt/mlt . 100% =  80%

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…