Để đánh giá lượng axit béo tự do có trong chất béo người ta dùng chỉ số axit. Đó là số miligam KOH cần để trung hòa axit béo tự do có trong một gam chất béo(nói gọn là trung hòa một gam chất béo).
a. Tính chỉ số axit của một chất béo biết rằng để trung hòa 14g chất béo đó cần dùng 15 ml dung dịch KOH 0,1M.
b. Tính khối lượng NaOH cần thiết để trung hòa 10 gam chất béo có chỉ số axit là 5,6.
a. nKOH = 0,015.0,1= 0,0015 mol
⇒ mKOH = 0,0015.56 = 0,084 gam = 84 mg.
Để trung hòa 14 gam chất béo cần 84 mg KOH
⇒ Lượng KOH cần để trung hòa 1 gam chất béo là: 84/14 = 6 mg KOH
Vậy chỉ số axit là 6
b. Chỉ số axit của chất béo là 5,6 tức là :
Để trung hòa 1 g chất béo đó cần 5,6 mg KOH
Để trung hòa 10 g chất béo cần 56 mg KOH
⇒ Số mol KOH cần để trung hòa 10g chất béo là: nKOH = (56.10-3)/56 = 10-3 mol
Mà phản ứng của chất béo với KOH và NaOH có cùng tỉ lệ là số mol KOH và NaOH tiêu tốn như nhau ⇒ nNaOH = nKOH = 10-3 mol
Vậy khối lượng NaOH cần dùng để trung hòa 10 gam chất béo là :
m = 10-3.40 = 0,04 (g)
Gần khu vực có mỏ đồng (chứa quặng có thành phần chính là Cu2S) người ta xây dựng khu liên hợp sản xuất. Khu liên hợp này sản xuất Cu, bột CuO, CuClO và CuSO4. Vậy trong và xung quanh khu vực này sẽ bị ố nhiễm bởi những chất nào nếu việc xử lí nước thải và khí thải không tốt ?
Các quá trình sản xuất :
Đốt Cu2S được CuO, SO2 (sản xuất axit H2SO4); dùng axit HC1 sản xuất CuCl2 ; dùng C hoặc CO khử CuO.
Chất gây ô nhiễm là : SO2, ion Cu2+, axit HCl, khí CO và CO2.
Dung dịch Fe2(SO4)3 không phản ứng với chất nào sau đây ?
Câu A. NaOH.
Câu B. Ag.
Câu C. BaCl2.
Câu D. Fe.
Viết các phương trình hóa học theo sơ đồ chuyển đổi sau đây:
Xenlulozo → glucozo → rượu etylic → axit axetic → canxi axetat → axeton.
Cho 0,02 mol Glyxin tác dụng với 300 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để trung hoà dung dịch X cần vừa đủ V lít dung dịch NaOH 1M được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận Y được m gam chất rắn khan. Tìm V và m?
Coi như dung dịch X gồm Glyxin và HCl chưa phản ứng với nhau
⇒ nNaOH = nGly + nHCl = 0,32 mol ⇒ VNaOH = 0,32 lít
Lượng muối Y gồm: 0,02 mol H2NCH2COONa và 0,3 mol NaCl
⇒ mmuối = 19,49 g
Dựa vào quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn, hãy trả lời các câu hỏi sau:
a) Nguyên tố nào là kim loại mạnh nhất? Nguyên tố nào là phi kim mạnh nhất?
b) Các nguyên tố kim loại được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
c) Các nguyên tố phi kim được phân bố ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
d) Nhóm nào gồm những nguyên tố kim loại điển hình? Nhóm nào gồm hầu hết những phi kim điển hình?
e) Các nguyên tố khí hiếm nằm ở khu vực nào trong bảng tuần hoàn?
a) Cs(xesi) là kim loại mạnh nhất. F là phi kim mạnh nhất.
b) Các kim loại được phân bố ở khu vực bên trái trong bảng tuần hoàn.
c) Các phi kim được phân bố ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
d) IA gồm những kim loại mạnh nhất. Nhóm VIIA gồm những phi kim mạnh nhất.
e) Các khí hiếm nằm ở nhóm VIIIA ở khu vực bên phải trong bảng tuần hoàn.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.