Dấu hiệu nào dưới đây khẳng định kết tủa bám trên thành phễu ở hình 4.6 là AgCl.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Dấu hiệu nào dưới đây khẳng định kết tủa bám trên thành phễu ở hình 4.6 là AgCl.


Đáp án:
  • Câu A. Đốt không cháy

  • Câu B. Không tan trong nước.

  • Câu C. Không tan trong dung dịch H2SO4

  • Câu D. Không tan trong dung dịch HNO3 Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D.

HCl + AgNO3 → AgCl↓ + HNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

 
c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt ⇒ độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố Y có 8 electron. Nếu Y nhận thêm electron để lớp ngoài cùng bão hòa thì điện tích ion thu được là?


Đáp án:

Cấu hình electron của Y là: 1s22s22p4

Vậy để lớp electron ngoài cùng bão hòa, Y cần nhận thêm 2 electron. Điện tích của ion thu được là 2-

Xem đáp án và giải thích
Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Tính nồng độ của dung dịch KOH trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 13,44 lít khí clo (ở đktc) đi qua 2,5 lít dung dịch KOH ở 100oC. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 37,25 gam KCl. Tính nồng độ của dung dịch KOH trên.


Đáp án:

nKCl = 35,25/74,5 = 0,5 mol; nCl2 = 13,44/22,4 = 0,6 mol

2KOH (1mol) + Cl2 (0,6) → KCl (0,5) + KClO + H2O

CM KOH = 1/2,5 = 0,4 M

Xem đáp án và giải thích
Người ta điều chế 24 gam đồng bằng cách dùng H2 khử CuO. Tính khối lượng CuO bị khử 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta điều chế 24 gam đồng bằng cách dùng H2 khử CuO. Tính khối lượng CuO bị khử 


Đáp án:

nCu = 0,375 mol

H2 + CuO --t0--> Cu + H2O

0,375 ← 0,375 (mol)

Khối lượng CuO bị khử là:

mCuO = nCuO.MCuO = 0,375 . (64 + 16) = 30 gam

Xem đáp án và giải thích
Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây: Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Xác định hóa trị của Ca, Na,Fe, Cu,Al trong các hidroxit sau đây:

Ca(OH)2, NaOH, Fe(OH)3, Cu(OH)2, Al(OH)3


Đáp án:

 Ca(OH)2: Ca có hóa trị II;

Cu(OH)2 : Cu có hóa trị II;

NaOH: Na có hóa trị I;

Al(OH)3: Al có hóa trị III;

Fe(OH)3: Fe có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…