Dạng toán nâng cao về este
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn a mol X (là trieste của glixerol với các axit đơn chức, mạch hở), thu được b mol CO2 và c mol H2O (b – c = 4a). Hiđro hóa m gam X cần 6,72 lít H2 (đktc), thu được 39 gam Y (este no). Đun nóng m1 gam X với dung dịch chứa 0,7 mol NaOH, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m2 gam chất rắn. Giá trị của m2 là:


Đáp án:
  • Câu A. 53,2

  • Câu B. 52,6 Đáp án đúng

  • Câu C. 42,6

  • Câu D. 57,2

Giải thích:

Chọn B; Phân tích: Gọi công thức Trieste của glixerol và axit đơn chức, mạch hở là CnH(2n−4−2k)O6 (k là số liên kết π trong gốc axit). Gọi số mol của X là x mol. CnH(2n−4−2k)O6 → nCO2 + (n−2−k)H2O; Ta có:  nCO2 - nH2O = 4nX Þ nx - x(n - 2 - k) = 4x Þ k = 2; Vậy công thức của X là CnH2n−8O6. CnH(2n−8)O6 + 2H2 → CnH(2n−4)O6; x 2x ; nH2 = 6,72/22,4 = 0,3 = 2x Þ x = 0,15; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mX + mH2 = mYÞ mX = 39 - 0,3.2 = 38,4 g; X + 3NaOH → muối + C3H5(OH)3; 0,15 0,7 Vậy sau phản ứng NaOH dư; Ta có: nC3H5(OH)3 = nX = 0,15 mol; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có: mCR = mX + mNaOH - mC3H5(OH)3 = 38,4 + 0,7.40 - 0,15.92 = 52,6g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 1 lượng bột Cu dư vào 200ml hỗn hợp HNO3 1M và H2SO4 0,5M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X và sản phẩm khử duy nhất là NO. Cô cạn dung dịch C, khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?


Đáp án:

Vì chỉ sinh ra khí NO nên ta có:

3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O.

            0,4         0,1         0,15

Nên sau khi cô cạn dung dịch X ta có: 0,15 mol Cu2+; 0,1 mol NO3-; 0,1 mol SO42-

→ mmuối khan = 25,4 gam

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng hóa học
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tiến hành các thí nghiệm sau: (1). Sục khí etilen vào dung dịch KMnO4 loãng. (2). Cho hơi ancol etylic đi qua bột CuO nung nóng. (3). Sục khí etilen vào dung dịch Br2 trong CCl4. (4). Cho dung dịch glucozơ vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng. (5). Cho Fe3O4 vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng. (6). Cho dung dịch HCl vào dung dịch Fe(NO3)2. (7). Cho FeS vào dung dịch HCl. (8). Cho Si vào dung dịch NaOH đặc, nóng. (9). Cho Cr vào dung dịch KOH (10). Nung NaCl ở nhiệt độ cao. Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm có xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là:

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 10

  • Câu C. 7

  • Câu D. 9

Xem đáp án và giải thích
Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ số mol là 1: 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và chất rắn. Tính khối lượng chất rắn
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một hỗn hợp gồm Na, Al có tỉ lệ số mol là 1: 2. Cho hỗn hợp này vào nước, sau khi phản ứng kết thúc thu được 8,96 lít khí H2 (đktc) và chất rắn. Tính khối lượng chất rắn


Đáp án:

Gọi số mol của Na và Al lần lượt là x và 2x (mol)

2Na (x) + 2H2O → 2NaOH (x) + H2 (0,5x mol)

2Al (x) + 2NaOH (x) + 2H2O → 2NaAlO2 (x) + 3H2 (1,5x mol)

nkhí = 0,4 mol → 0,5x + 1,5x = 0,4 → x = 0,2

Chất rắn không tan là Al dư: nAl dư = 2x – x = x = 0,2 mol.

Vậy m = mAl dư = 27.0,2 = 5,4 gam.

Xem đáp án và giải thích
Đốt nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Tính mol Al trong hỗn hợp X.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt nóng hỗn hợp X gồm Fe2O3 và bột Al trong môi trường không có không khí. Nếu cho những chất còn lại sau phản ứng tác dụng với dung dịch NaOH dư sẽ thu được 0,3 mol H2; còn nếu cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,4 mol H2. Tính mol Al trong hỗn hợp X.


Đáp án:

Khi cho Al phản ứng với NaOH hoặc HCl thì số mol Hthu được là như nhau:

nH2 = 0,3 mol ⇒ nAl = 0,2 mol

Từ đó suy ra nH2 do Fe tạo ra = 0,4 - 0,3 = 0,1 mol

→ nFe = 0,1 mol ⇒ nAl đã phản ứng tạo Fe là 0,1 mol vì:

Fe2O3 + 2Al (0,1) → Al2O3 + 2Fe (0,1)

→ ∑nAl trong X = 0,1 + 0,2 = 0,3mol

Xem đáp án và giải thích
Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học: a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4. b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4. c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4. Viết các phương trình phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng cách nào có thể nhận biết từng chất trong mỗi cặp chất sau theo phương pháp hóa học:

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4.

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.

Viết các phương trình phản ứng.


Đáp án:

a) Dung dịch HCl và dung dịch H2SO4

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là H2SO4, còn lại là HCl.

PTHH: BaCl2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2HCl

b) Dung dịch NaCl và dung dịch Na2SO4.

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Dùng dung dịch BaCl2 cho vào từng mẫu thử. Mẫu nào có xuất hiện kết tủa trắng (BaSO4) thì mẫu thử đó là Na2SO4, còn lại là NaCl

PTHH: BaCl2 + Na2SO4 → BaSO4↓ + 2NaCl

c) Dung dịch Na2SO4 và dung dịch H2SO4.

Trích mẫu thử và đánh thứ tự từng chất.

Cho giấy quỳ tím vào từng mẫu thử. Mẫu nào làm quỳ tím hóa đỏ đó là H2SO4, còn lại là Na2SO4.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…