Hỗn hợp X gồm 3 este đơn chức, tạo thành từ cùng một ancol Y với 3 axit cacboxylic (phân tử chỉ có nhóm -COOH); trong đó, có hai axit no là đồng đẳng kế tiếp nhau và một axit không no (có đồng phân hình học, chứa một liên kết đôi C=C trong phân tử). Thủy phân hoàn toàn 5,88 gam X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối và m gam ancol Y. Cho m gam Y vào bình đựng Na dư, sau phản ứng thu được 896 ml khí (đktc) và khối lượng bình tăng 2,48 gam. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn 5,88 gam X thì thu được CO2 và 3,96 gam H2O. Phần trăm khối lượng của este không no trong X là:
Câu A. 38,76%.
Câu B. 40,82%
Câu C. 34,01%. Đáp án đúng
Câu D. 29,25%.
Chọn C; Phân tích: Đối với các dạng bài toán này, ta có cách tính từ dưới tính lên. Ta sẽ xuất phát từ ancol Y. Vì các este đều đơn chức nên khi thủy phân ta cũng thu được ancol Y đơn chức. Xét ancol Y có dạng R′OH, nH2 = 0,896/22,4 = 0,04 mol; R'OH + Na ® R'ONa + (1/2)H2; 0,08-----0,08-----0,08----0,04 ; Ta có khối lượng bình tăng = mY - mH2 = 2,48 ® mY = 2,48 + 0,04.2 = 2,56g; Þ MY = 2,56 / 0,08 = 32 Þ Y: CH3OH; n(este) = nY = 0,08 mol; nO(X) = 0,16 mol; mO = 2,56g; nH2O = 3,96/18 = 0,22 mol; Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng trong X ta có: mC = mX - mO - mH = 5,88 - 2,56 - 0,22.2 = 2,88g; Þ nCO2 = nC = 2,88/12 = 0,24 mol; Ta có khi đốt cháy este no, đơn chức thì số mol CO2 bằng số mol nước, khi đốt cháy este không no có 1 liên kết C=C thì n(Este không no) = nCO2 - nH2O = 0,24 - 0,22 = 0,02 mol; n(Este no) = 0,08 - 0,02 = 0,06 mol; C(trung bình) = nCO2/ nX = 0,24/0,08 = 3; → 2 este no là HCOOCH3 (a mol) và CH3COOCH3 (b mol), còn este không no là CnH2n−2O2 0,02 mol Áp dụng định luật bảo toàn C ta có: 2a + 3b + 0,02n = 0,24 và a + b = 0,06; Þ b + 0,02n = 0,12 Þ n < 6; Để axit không no có đồng phần hình học thì số C trong axit không no ít nhất phải bằng 4. Vậy trong este của axit với CH3OH số C ít nhất là 5 vậy n=5; Với n = 5 Þ b = 0,02 , a = 0,04 Þ mHCOOCH3 + mCH3COOCH3 = 3,88g; Þ m(Este ko no) = 5,88 - 3,88 = 2g; Þ %m(este ko no) = (2/5,88).100% = 34,01%
Trình bày hiện tượng và viết các phương trình hóa học của 3 thí nghiệm.
Thí nghiệm 1
- Có bọt khí thoát ra từ mặt viên kẽm, mảnh kẽm tan dần.
- Đốt khí thoát ra từ đầu ống thí nghiệm, khí cháy trong không khí với ngọn lửa xanh mờ (khí H2)
Phương trình hóa học:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.
2H2 + O2 → 2H2O.
Thí nghiệm 2
- Khí hiđro sinh ra theo ống dẫn khí vào đẩy không khí,đẩy nước ra và chiếm chỗ trong lọ.
- Đưa lọ đựng khí hiđro lại gần ngọn lửa đèn cồn: nếu hiđro tinh khiết chỉ nghe tiếng nổ nhỏ.
Thí nghiệm 3
- CuO từ màu đen chuyển dần thành màu đỏ (đồng kim loại) đồng thời có hơi nước thoát ra.
- Phương trình hóa học:
CuO + H2 → Cu + H2O.
Câu A. 2,24 lít.
Câu B. 1,12 lít.
Câu C. 0,56 lít.
Câu D. 4,48 lít.
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2
(2) Cho khí CO qua sắt (III) oxit nung nóng
(3) Đốt cháy Mg trong bình đựng khí CO2
(4) Đốt cháy Fe trong bình đựng khí Cl2
(5) Sục khí SO2 vào dung dịch NaOH
Số thí nghiệm có thể xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là những phản ứng nào?
Các phản ứng oxi hóa khử là:
(2): 3CO + Fe2O3 → 2Fe + 3CO2
(3): 2Mg + CO2 → 2MgO + C
(4): 2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
Có 5 mẫu kim loại là Na, Ca, Zn, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa
Trích mẫu thử rồi đổ nước vào từng mẫu thử
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trong suốt là Na
Kim loại nào phản ứng mạnh với nước, tạo dung dịch trắng đục là Ca vì Ca(OH)2 ít tan, kết tủa trắng
Cho dd NaOH đến dư vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu thử nào tác dụng tạo kết tủa rồi kết tủa tan, có giải phóng khí là Al.
Chất còn lại không phản ứng là Fe
Câu A. 5,6
Câu B. 4,88
Câu C. 3,28
Câu D. 6,4
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.