Cho 27,9 g anilin tác dụng với dung dịch brom, phản ứng xảy ra hoàn toàn tạo 49,5g kết tủa. Khối lượng brom trong dung dịch brom ban đầu là (N=14; C=12; H=1; Br=80)
Câu A. 72g Đáp án đúng
Câu B. 24g
Câu C. 48g
Câu D. 144g
C6H5NH2 + 3Br2 → H2NC6H2Br3 + 3HBr ; nkết tủa = 0,15 mol < nanilin = 0,3 mol → anilin dư; → nBr2 = 0,45 mol → mBr2 = 72g ; → A
Kim loại có tính khử mạnh nhất là
Câu A. Fe
Câu B. Sn
Câu C. Ag
Câu D. Au
Cho các phương trình ion rút gọn sau: a) Cu2+ + Fe -> Fe2+ + Cu ; b) Cu + 2Fe3+ → 2Fe2+ + Cu2+; c) Fe2+ + Mg → Mg2+ + Fe Nhận xét đúng là:
Câu A. Tính khử của: Mg > Fe > Fe2+ > Cu
Câu B. Tính khử của: Mg > Fe2+ > Cu > Fe
Câu C. Tính oxi hóa của: Cu2+ > Fe3+ > Fe2+ > Mg2+
Câu D. Tính oxi hóa của: Fe3+ > Cu2+ > Fe2+ > Mg2+
Cho 100 ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi cân nặng 2,55g. Tính nồng độ dung dịch NaOH ban đầu.
Số mol AlCl3 là nAlCl3 = 0,1. 1 = 0,1 (mol)
Số mol Al2O3 là nAl2O3 = 0,025 mol
AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl (1)
0,1(mol) 0,1(mol)
2Al(OH)3 + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2O (2)
0,05(mol)
2 Al(OH)3 -to→ Al2O3 + 3H2O (3)
0,05(mol) 0,025(mol)
Theo pt(3) ta thấy nAl(OH)3 = 2. nAl2O3 = 2. 0,025 = 0,05 (mol)
Như vậy đã có: 0,1 - 0,05 = 0,05 (mol) Al(OH)3 đã bị hòa tan ở pt (2)
Từ (1) và (2) số mol NaOH = 3.0,1 + 0,05 = 0,35 (mol)
Nồng độ mol/l C(M(NaOH)) = 0,35/0,2 = 1,75M
a) Cho các dung dịch sau đây phản ứng vời nhau từng đôi một, hãy ghi dấu (x) nếu có phản ứng xảy ra, dấu (0) nếu không có phản ứng:
NaOH | HCl | H2SO4 | |
CuSO4 | |||
HCl | |||
Ba(OH)2 |
b) Viết các phương trình hóa học (nếu có).
a)
NaOH | HCl | H2SO4 | |
CuSO4 | x | o | o |
HCl | x | o | o |
Ba(OH)2 | o | x | x |
b) Phương trình phản ứng:
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2 SO4
HCl + NaOH → NaCl + H2O
Ba(OH)2 + 2HCl → BaCl2 + 2H2 O
Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2H2O.
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
Giải
Cách 1.
Hỗn hợp X gồm C2H4, CH4, C3H4, C4H4. Như vậy, các chất trong X đều có 4 nguyên tử H. Trong hỗn hợp X, ta có :
MX = 17.2 = 34 => mX = 34.0,025 = 0,85 g/mol
nH = 4nX = 4.0,025 = 0,1 mol
nC = (mX – mH)/12 = (0,85 – 0,1)/12 = 0,0625 mol
Quy đổi hỗn hợp X thành hỗn hợp Y gồm C (0,0625 mol), H (0,1 mol).
Đốt cháy Y thu được sản phẩm cháy gồm CO2 và H2O. Vì vậy khối lượng bình đựng Ca(OH)2 tăng là tổng khối lượng của H2O và CO2. Ta có :
nCO2 = nC = 0,0625 mol; 2nH2O = nH => nH2O = 0,05 mol
m(bình tăng) = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 gam
Cách 2
Hỗn hợp X: C2H4; CH4; C3H4; C4H4 có M = 17.2 = 34 (g/mol)
Gọi CTPT tổng quát của X là CxH4
=> ta có: 12x + 4 = 34
=> x = 2,5
Vậy CTPTTQ của X là C2,5H4: 0,025 (mol)
C2,5H4 + 7,5O2 → 2,5CO2 + 2H2O
0,025 → 0,0625 → 0,05 (mol)
mbình tăng = mCO2 + mH2O = 0,0625.44 + 0,05.18 = 3,65 (g)
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.