Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có một lượng bột Fe2O3 bị lẫn một lượng bột Al. Nêu cách tinh chế bột Fe2O3 trên.


Đáp án:

Cho hỗn hợp vào lượng dư dung dịch NaOH.

Al phản ứng với NaOH tạo thành dung dịch, Fe2O3 không phản ứng với NaOH.

2Al + 2H2O + 2NaOH → 2NaAlO2 + 3H2

Kết thúc phản ứng, đem lọc thu được Fe2O3 tinh khiết.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Câu hỏi lý thuyết về khả năng đổi màu quỳ tím của hợp chất hữu cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây đổi màu quỳ tím sang xanh?


Đáp án:
  • Câu A. anilin

  • Câu B. etylamin

  • Câu C. alanin

  • Câu D. glyxin

Xem đáp án và giải thích
Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tô trong những hợp chât cộng hóa trị sau: NH3, HBr, AlBr3, PH3, CO2
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Xác định cộng hóa trị của nguyên tử những nguyên tô trong những hợp chât cộng hóa trị sau: NH3, HBr, AlBr3, PH3, CO2


Đáp án:

Cộng hóa trị của các nguyên tố là:

NH3: N có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1

HBr: H có cộng hóa trị là 1 và Br có cộng hóa trị là 1

AlBr3: Al có cộng hóa trị là 3 và Br có cộng hóa trị là 1

PH3: P có cộng hóa trị là 3 và H có cộng hóa trị là 1

CO2: C có cộng hóa trị là 4 và O có cộng hóa trị là 2.

Xem đáp án và giải thích
Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết cấu hình electron nguyên tử của lưu huỳnh S (Z = 16). Để đạt được cấu hình electron của khí hiếm gần nhất trong bảng tuần hoàn, nguyên tử lưu huỳnh nhận hay nhường bao nhiêu electron? Lưu huỳnh thể hiện tính chất kim loại hay phi kim?


Đáp án:

Cấu hình electron của nguyên tử S (Z = 16): 1s22s22p63s23p4. Để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất (Ar) trong Bảng tuần hoàn nguyên tử S nhận 2 electron để đạt 8e ở lớp ngoài cùng. S có tính phi kim.

S + 2e → S2-

Xem đáp án và giải thích
Biết SK2SO4 = 11,1g. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Biết SK2SO4 = 11,1g. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch K2SO4 bão hòa ở nhiệt độ này.


Đáp án:

mdd K2SO4 = 100 + 11,1 = 111,1g

C% K2SO4 = (11,1.100%)/111,1 = 9,99%

Xem đáp án và giải thích
Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,361 NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 61,2g hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng, khuấy đều. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,361 NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), dung dịch Y và 2,4g kim loại. Cô cạn Y thu được m gam muối khan. Tìm m?


Đáp án:

Quy đổi X thành hỗn hợp các đơn chất với: Cu (x mol); Fe ( 1,5y mol); O2 (y mol)

⇒ 64x + 116y = 61,2 - 2,4 = 58,8 (l)

Bảo toàn electron ta có: ne cho = ne nhận

 

 

 

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…