Có 4 dung dịch chứa trong 4 lọ mất nhãn: lòng trắng trứng, xà phòng, glixerol, hồ tinh bột. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong 4 lọ trên.
- Cho 3 chất còn lại tác dụng với chất nào trong ống nghiệm hoà tan cho dung dịch màu xanh lam là glixerol, 2 chất còn lại không tác dụng.
- Để phân biệt xà phòng và hồ tinh bột, cho dung dịch iot vào 2 ống nghiệm để nhận ra hồ tinh bột (dung dịch màu xanh tím), chất trong ống nghiệm còn lại là xà phòng.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm hai hiđrocacbon kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng thu được 2,24 lít CO2 (đktc) và 3,24 gam H2O. Hai hiđrocacbon trong X là gì?
nCO2 = 0,1 mol; nH2O = 0,18mol
nH2O > nCO2 ⇒ X là ankan; nankan = nH2O – nCO2 = 0,08
Gọi công thức trung bình của X là:
nCO2 = 0,1; nankan = 0,08 ⇒ ntb = 1,25 ⇒ 2 ankan là: CH4 và C2H6
Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.
Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mP2O5 + mH2O = mdd axit
mdd axit = 50 + 5,68 = 55,68 gam.
Có bao nhiêu amin bậc 2 có cùng công thức phân tử C4H11N?
Câu A. 3
Câu B. 8
Câu C. 4
Câu D. 1
Hãy giải thích tại sao không nên giặt quần áo sản xuất từ nilon, len, tơ tằm bằng xà phòng có độ kiềm cao, tại sao không nên giặt bằng nước quá nóng hoặc ủi (là) quá nóng các đồ dùng trên.
Tơ nilon (to poliamit), len, tơ tằm (protein) đều có chứa các nhóm-CO-NH- trong phân tử. Các nhóm này dễ bị thuỷ phân trong môi trường kiềm và axit. Vì vậy độ bền của quần áo (sản xuất từ nilon, len, hoặc tơ tằm) sẽ bị giảm nhiều khi giặt bằng xà phòng có độ kiềm cao. Len, tơ tằm, tơ nilon kém bền đối với nhiệt.
NaOH có thể được điều chế bằng:
a) Một phản ứng hóa hợp.
b) Một phản ứng thế.
c) Một phản ứng trao đổi.
- Hãy dẫn ra phản ứng hóa học cho mỗi trường hợp trên.
- Hãy cho biết các phản ứng đó có phải là phản ứng oxi hóa-khử hay không? Giải thích.
Phản ứng điều chế NaOH
a) Một phản ứng hóa hợp: Na2O + H2O -> 2NaOH.
b) Một phản ứng thế: 2Na + 2H2O -> 2NaOH + H2
c) Một phản ứng trao đổi: Na2CO3 + Ba(OH)2 -> 2NaOH + BaCO3
ở phản ứng b) là phản ứng oxi hóa-khử vì có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tố trước và sau phản ứng; phản ứng a) và c) không là phản ứng oxi hóa khử vì không có sự thay đổi số oxi hóa.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.