Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết chất khí đựng trong mỗi bình với điều kiện không dùng thêm thuốc thử.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 3 bình, mỗi bình đựng một chất khí là H2S, SO2, O2. Hãy trình bày phương pháp hóa học nhận biết chất khí đựng trong mỗi bình với điều kiện không dùng thêm thuốc thử.


Đáp án:

Dùng que đóm còn than hồng để nhận biết O2. Còn lại hai bình là H2S và SO2 mang đốt, khí nào cháy được là H2S khí không cháy là SO2

2H2S + 3O2 → 3H2O + 2SO2

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Đốt cháy 28ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2ml khí oxi. a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp. b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra. (Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy 28ml hỗn hợp khí metan và axetilen cần phải dùng 67,2ml khí oxi.

a) Tính phần trăm thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.

b) Tính thể tích khí CO2 sinh ra.

(Các thể tích khí đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất)


Đáp án:

Do các thể tích khí được đo ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất nên tỉ lệ về thể tích cũng chính là tỉ lệ về số mol.

Gọi thể tích metan (CH4) là x (ml); thể tích axetilen (C2H2) là y (ml)

Theo bài ra: Vhh khí = 28 (ml)

→ x + y = 28 (1)

Phương trình phản ứng

CH4 + 2O2  --t0--> CO2  + 2H2O

x            2x                x

2C2H2  + 5O2  --t0--> 4CO2 + 2H2O

y                 2,5y               2y

Theo bài ra thể tích khí oxi là 67,2 ml

→ 2x + 2,5y = 67,2 ml (2)

Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: x = 5,6 (ml) và y = 22,4 (ml).

a/ Phần trăm thể tích từng khí là:

%VCH4 = (5,6.100)/28 = 20%

=> %VC2H2 = 80%

b/ Theo phương trình phản ứng ở trên có:

Thể tích khí CO2 = x + 2y = 5,6 + 2.22,4 = 50,4 (ml).

 

Xem đáp án và giải thích
Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trộn 5,6 gam bột sắt với 3,2 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp chất rắn Y. Cho Y tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí Z và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn Z và G cần vừa đủ V lít O2 (đktc). Tính V?


Đáp án:

nFe = nS = 0,1 mol dư

Nung hỗn hơp Fe, S thu được hỗn hợp chất rắn Y gồm FeS, Fe dư, S dư

Y + HCl => Khí Z là H2S, H2; Chất rắn G là S.

Xét cả quá trình:

Fe → Fe2+ +2e

O2 +4e → O2-

S → S+ 4 + 4e

Bảo toàn electron: 4nO2 = 2nFe + 4nS

=> nO2 = 0,15 => V = 3,36 lít

Xem đáp án và giải thích
Bài toán khối lượng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp X gồm Mg, Fe, Fe3O4, CuO, trong đó oxi chiếm 20% khối lượng. Cho m gam X tan hoàn toàn vào dung dịch Y gồm H2SO4 1,65M và NaNO3 1M, thu được dung dịch z chỉ chứa 3,66m gam muối trung hòa và 1,792 lít khí NO (dktc). Dung dịch z phản ứng tối đa với 1,22 mol KOH. Giá trị của m là :

Đáp án:
  • Câu A. 32

  • Câu B. 24

  • Câu C. 28

  • Câu D. 36

Xem đáp án và giải thích
Làm thế nào để loại các tạp chất là hơi nước và CO2 có trong CO?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Làm thế nào để loại các tạp chất là hơi nước và CO2 có trong CO?


Đáp án:

Để loại tạp chất là hơi nước và CO2 có trong khí CO ta dẫn hỗn hợp trên vào dung dịch Ca(OH)2 , CO2 và H2O bị hấp thụ, ta thu được CO.

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O

Xem đáp án và giải thích
Tổng hệ số cân bằng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho phương trình phản ứng sau: FeCl2 + HNO3 ⟶ H2O + HCl + NO2 + Fe(NO3)3 Tổng hệ số của các chất sản phẩm tạo thành là

Đáp án:
  • Câu A. 5

  • Câu B. 8

  • Câu C. 10

  • Câu D. 12

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…