Câu A. kết tủa màu trắng Đáp án đúng
Câu B. kết tủa màu vàng
Câu C. kết tủa màu đen
Câu D. kết tủa màu nâu đỏ
Khi cho bạc tác dụng với clorua sẽ tạo thành màu trắng, có hiện tượng kết tủa. Ag + 1/2Cl2 --> AgCl
Tổng số hạt proton, nowtron, electron của ion M2+ là 34, biết rằng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10. Cấu hình electron phân lớp ngoài cùng của nguyên tử M là gì?
Ta có: 2p - 2 + n = 34 và 2p - 2 = n + 10 ⇒ p = 12
Cấu hình electron của M là: 1s22s22p63s2
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp gồm FeS2 0,24 mol và Cu2S vào dung dich HNO3 vừa đủ thu được dung địch X (chỉ chứa hai muối sunfat) và V lít đktc; khí NO duy nhất. Tìm V?
Gọi số mol CuS2 là a
Bảo toàn mol nguyên tử S:
0,24.2 + a = 0,24.1,5 + 2a => a = 0,12 mol
Bảo toàn e:
FeS2 --> Fe3+ + 2S6+ + 15e
0,24 3,6
N+5 + 3e --> N+2 (NO)
4,8 1,6
Cu2S --> 2Cu2+ + S+6 + 10e
0,12 1,2
VNO = 22,4.1,6 = 35,84 lít
Cho 6,72 gam Fe vào 400 ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hoà tan tối đa m gam Cu. Tìm m?
nFe = 0,12 mol → ne cho = 0,36 mol; nHNO3 = 0,4 mol → ne nhận = 0,3 mol
- Do ne cho > ne nhận → Fe còn dư → dung dịch X có Fe2+ và Fe3+
- Các phản ứng xảy ra là:
→ mCu = 0,03.64 = 1,92 gam
Hãy nêu cách pha chế 200 ml dung dịch KCl 3M
Số mol chất tan là: nKCl = CM.V = 3. (200/1000) = 0,6 mol
Khối lượng chất tan là: mKCl = 74,5.0,6 = 44,7 gam
Pha chế: Cân lấy 44,7 gam KCl cho vào cốc thủy tinh có dung tích 500 ml. Đổ dần dần nước vào cốc và khuấy nhẹ cho đủ 200ml dung dịch thì thu được 200 ml dung dịch KCl 3M
a) Viết các phương trình hoá học của phản ứng điều chế khí hiđro từ những chất sau : Zn, dung dịch HCl, dung dịch H2SO4.
b) So sánh thể tích khí hiđro (cùng điều kiện t° và p) thu được của từng cặp phản ứng trong những thí nghiệm sau :
Thí nghiệm 1:
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch HCl dư.
0,1 mol Zn tác dụng với dung dịch H2SO4 dư.
Thí nghiệm 2 :
0,1 mol H2SO4 tác dụng với Zn dư.
0,1 mol HCl tác dụng với Zn dư.
a) Các phương trình hoá học điều chế khí hiđro :
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑(1)
Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2 ↑(2)
b) So sánh thể tích khí hiđro sinh ra
TN1 : Dùng dư axit để toàn lượng Zn tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol Zn điều chế được 0,1 mol H2
Kết luận : Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 1 là bằng nhau.
TN 2 - Dùng dư Zn để toàn lượng axit tham gia phản ứng.
Theo (1) : 0,1 mol HCl điều chế được 0,05 mol H2.
Theo (2) : 0,1 mol H2SO4 điều chế được 0,1 mol H2.
Kết luận . Những thể tích khí hiđro thu được trong thí nghiệm 2 là không bằng nhau. Thể tích khí hiđro sinh ra ở (2) nhiều gấp 2 lần ở (1).
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.