Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho oxit A tác dụng với nước tạo axit nitric. Xác định A, biết MA = 108 g/mol, trong A có 2 nguyên tử nitơ.


Đáp án:

Trong A có 2 nguyên tử nitơ ⇒ gọi công thức của A có dạng N2On

Theo đầu bài: MA = 108 g/mol ⇒ 14.2 + 16.n = 108 ⇒ n = 5.

Vậy công thức hóa học của A là: N2O5

N2O5 + H2O → 2HNO3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là


Đáp án:

Nguyên tố oxi có số hiệu nguyên tử là 8. Vị trí của oxi trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là chu kì 2, nhóm VIA.

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Trong số các chất dưới đây chất có tính bazơ mạnh nhất là

Đáp án:
  • Câu A. C6H5NH2

  • Câu B. NH3

  • Câu C. CH3NH2

  • Câu D. (C6H5)2NH2

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng. a) Viết các phương trình phản ứng. b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất? c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các kim loại kẽm, nhôm, sắt lần lượt tác dụng với dung dịch axit sunfuric loãng.

a) Viết các phương trình phản ứng.

b) Cho cùng một khối lượng các kim loại trên tác dụng hết với axit sunfuric? Kim loại nào cho nhiều khi hiđro nhất?

c) Nếu thu được cùng một thể tích khí hiđro thì khối lượng kim loại nào nhỏ nhất?


Đáp án:

) Phương trình phản ứng:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

b) Giả sử cho cùng một khối lượng là a g kim loại kẽm sắt và nhôm

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2     (1)

Fe + H2SO4loãng → FeSO4 + H2     (2)

2Al+ 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2     (3)

Ta có nFe = a/56; nZn = a/65; nAl = a/27

Theo pt nH2 (1) = nZn = a/65 mol

Theo pt nH2 (2) = 3/2.nAl = a/18 mol

Như vậy ta nhận thấy a/18>a/56>a/65 

⇒ nH2 (3) > nH2 (2) > nH2 (1)

Như vậy cho cùng một lượng kim loại tác dụng với axit H2SO4 loãng dư thì nhôm cho nhiều khí hidro hơn, sau đó đến sắt và ít nhất là kẽm

c) Nếu thu được cùng một lượng khí hidro thì khối lượng kim loại ít nhất là nhôm, sau đó đến sắt, cuối cùng là kẽm.

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Số phản ứng xảy ra
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau (ở điều kiện thường):

(a) Cho đồng kim loại vào dung dịch sắt (III) clorua.

(b) Sục khí hiđro sunfua vào dung dịch đồng (II) sunfat.

(c) Cho dd bạc nitrat vào dung dịch sắt (III) clorua.

(d) Cho bột lưu huỳnh vào thủy ngân.

Số thí nghiệm xảy ra phản ứng là 


Đáp án:
  • Câu A.

    4

  • Câu B.

    3

  • Câu C.

    2

  • Câu D.

    1

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Phản ứng nào xảy ra ở catot trong quá trình điện phân MgCl2 nóng chảy?


Đáp án:
  • Câu A. Sự oxi hóa ion Mg2+

  • Câu B. Sự khử ion Mg2+

  • Câu C. Sự oxi hóa ion Cl-

  • Câu D. Sự khử ion Cl-

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…