Cho m gam bột Cu vào 200 ml dung dịch AgNO3 0,2M. sau một thời gian thu được 3,12 gam chất rắn X và dung dịch Y. Cho 1,95 gam bột Zn vào dung dịch Y đến phản ứng hoàn toàn thu được 3,45 gam chất rắn Z và dung dịch chỉ chứa 1 muối duy nhất. Tìm m?
Bảo toàn N: nAgNO3 = 0,04mol → nZn(NO3)2 = 0,02 mol
Bảo toàn khối lượng cho kim loại:
m + 0,04. 108 + 1,95 = 3,12 + 3,45 + 0,02.65
→ m = 1,6 gam
Khi hòa tan hidroxit kim loại M(OH)2 bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 20%, thu được dung dịch muối trung hòa có nồng độ 27,21%. Kim loại M là?
M(OH)2 + H2SO4 → MSO4 + 2H2O
m ddH2SO4 = 1.98.100/20 = 490 (gam)
⇒ mdd sau = (M + 34) + 490 = M + 524
C%MSO4 = (0,4(M+96))/(M+524).100% = 27,21% ⇒ M = 64 (Cu)
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó đã chứng tỏ trong không khí đã có khí nào ?
Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: Lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hãy cho biết hiện tượng đó đã chứng tỏ trong không khí đã có khí H2S.
Kết tủa đen chứng tỏ trong không khí chứa H2S.
Trong các hợp chất sau, hợp chất nào là hữu cơ, hợp chất nào là vô cơ?
CH4; CHCl3; C2H7N; HCN; CH3COONa; C12H22O11; (C2H3Cl)n; Al4C3
Các chất hữu cơ:
CH4;CHCl3;C2H7N;CH3COONa;C12H22O11;(C2H3Cl)n
Các chất vô cơ: HCN;Al4C3
Cao dao Việt Nam có câu:
“Lúa chiêm lấp ló đầu bờ,
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên”
Câu này mang hàm ý của khoa học hoá học như thế nào?
Vụ chiêm khi lúa đang trổ đòng đòng mà có trận mưa rào, kèm theo sấm chớp thì sẽ rất tốt và cho năng suất cao sau này. Do trong không khí có ~ 80% khí N2 và ~ 20% khí O2, khi có chớp (tia lửa điện) sẽ tạo điều kiện cho N2 hoạt động:
N2 + O2 Tia lửa điện → 2 NO
Sau đó: 2NO + O2 → 2NO2
Khí NO2 sẽ tan trong nước mưa:
NO2 + H2O + O2 → HNO3
HNO3 → H+ + NO3+
Nhờ hiện tượng này, hàng năm làm tăng 6−7 kg N cho mỗi mẫu đất.
Trình bày cách nhận biết các hợp chất trong dung dịch của mỗi dãy sau đây bằng phương pháp hóa học:
a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic.
b. Fructozơ, glixerol, etanol.
c. Glucozơ, fomandehit, etanol, axit axetic.
a. Glucozơ, glixerol, etanol, axit axetic
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
b)
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu (xanh lam) + 2H2O
C5H11O5CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH --t0--> C5H11O5COONa + Cu2O↓ (đỏ gạch) + 3H2O
c)
PTHH: 2C6H12O6 + Cu(OH)2 → (C6H11O6)2Cu (xanh lam) + 2H2O
HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → Na2CO3 + 2Cu2O↓ (đỏ gạch) + 6H2O
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.