Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch A chứa các cation Ba2+, Fe3+, Cu2+. Trình bày cách nhận biết sự có mặt của các cation đó trong A.


Đáp án:

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ NaOH vào, lọc lấy kết tủa đem hòa tan bằng dung dịch NH3 thấy kết tủa tan một phần tạo thành dung dịch có màu xanh thẫm ⇒ có Cu2+

Cu2+ + 2OH- → Cu (OH)2

Cu(OH)2 + 4NH3 → [Cu(NH3)4]2+ + 2OH-

Phần kết tủa không tan trong NH3 có màu nâu đỏ là Fe(OH)3 ⇒ có Fe3+

Fe3+ +3OH- → Fe(OH)3 màu nâu đỏ.

Lấy một ít dung dịch, nhỏ từ từ Na2SO4 và một ít dung dịch H2SO4 loãng vào, thấy xuất hiện kết tủa trắng không tan trong axit H2SO4. Đó là BaSO4 trong dung dịch có chứa ion Ba2+

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Những điều kiện nào để chì tác dụng với: a. không khí. b. axit clohiđric. c. axit nitric.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Những điều kiện nào để chì tác dụng với:

a. không khí.

b. axit clohiđric.

c. axit nitric.


Đáp án:

a) Chì tác dụng với O2 cần điều kiện là đốt nóng.

2Pb + O2   --t0--> 2PbO.

b) Chì không tác dụng với HCl ở nhiệt đô thường do PbCl2 kết tủa bao bọc Pb. Nhưng khi đun nóng thì PbCl2 tan nên phản ứng xảy ra.

Pb + 2HCl → PbCl2 tan + H2↑.

c) Chì tác dụng với HNO3 loãng, đặc nóng, không tác dụng với HNO3 đặc nguội

Xem đáp án và giải thích
M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5. 1. Tìm kim loại M 2. Tính % thể tích các khí trong A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

M là kim loại thuộc nhóm IIA.Hòa tan hết 10,8 gam hỗn hợp gồm kim loại M và muối cacbonat của nó trong dung dịch HCl, thu được 4,48 lit hỗn hợp khí A (đktc). Tỉ khối của A so với khí hiđro là 11,5.

1. Tìm kim loại M

2. Tính % thể tích các khí trong A.


Đáp án:

Gọi số mol các chất trong hỗn hợp đầu: M = a mol; MCO3 = b mol.

M + 2HCl → MCl2 + H2 (1)

a                              a (mol)

MCO3 + 2HCl → MCl2 + CO2 + H2O (2)

b                                      b (mol)

Số mol H2 = 4,48/22,4 = 0,2 nên: a + b = 0,2 (3)

MA = 11,52 .2 = 23 nên hay 2a + 44b = 4,6 (4)

Theo bài: Ma + (M + 60)b = 10,8 (5)

Từ (3), (4), (5) ta tìm được: a = 0,1 mol; b = 0,1 mol; M = 24 (Mg).

%VH2 = 50%; %VCO2 = 50%.

Xem đáp án và giải thích
Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phản ứng nhiệt phân các muối NH4NO2 và NH4NO3 số oxi hoá của nitơ biến đổi như thế nào? Nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất khử và nguyên tử nitơ trong ion nào của muối đóng vai trò chất oxi hoá?


Đáp án:

Phản ứng nhiệt phân:

Trong hai phản ứng trên số oxi hoá của nitơ trong mỗi phản ứng đều thay đổi. Trong mỗi phân tử muối một nguyên tử nitơ có số oxi hoá tăng, một nguyên tử có số oxi hoá giảm, đây là phản ứng oxi hoá khử nội phân tử.Ở cả hai phản ứng nitơ nguyên tử trong ion NH+4 đều là chất khử (chất cho e) nitơ từ số oxi hoá -3 tăng lên 0 ở phản ứng (1) và lên +1 ở phản ứng (2).Nguyên tử nitơ trong ion NO2- và NO3- là chất oxi hoá (chất nhận e). Ở phản ứng (1) số oxi hoá của N từ +3 (trong NO2- ) xuống 0 và ở phản ứng (2) số oxi hoá của nitơ từ +5 (trong NO3-) xuống +1.

Xem đáp án và giải thích
Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tổng số các hạt proton, nơtron và electron trong nguyên tử của một nguyên tố là 40. Biết số hạt nơtron lớn hơn số hạt proton là 1. Cho biết nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố nào?


Đáp án:

Giả sử số hiệu nguyên tử, số nơtron của nguyên tố trên lần lượt là Z, N

Ta có hpt: 2Z + N = 40 & N - Z = 1 

<=> Z = 13; N = 14

Cấu hình electron của nguyên tố là: 1s22s22p63s23p1

Nhận thấy electron cuối cùng điền vào phân lớp p → nguyên tố trên thuộc loại nguyên tố p.

Xem đáp án và giải thích
Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu ? trong phương trình hóa học sau: a) Fe + ?HCl → FeCl2 + H2 b) CaO + ?HCl → CaCl2 + ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chọn hệ số và công thức hóa học thích hợp đặt vào những chỗ có dấu ? trong phương trình hóa học sau:

a) Fe + ?HCl → FeCl2 + H2

b) CaO + ?HCl → CaCl2 + ?


Đáp án:

a) Thấy vế phải có 2 nguyên tử Cl và 2 nguyên tử H, để số nguyên tử Cl và H ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước phân tử HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

b) Vế trái có Ca, H, Cl, O vậy chất còn lại ở vế phải nhất định phải chứa cả H và O. Vậy chất còn thiếu ở vế phải là H2O.

Vế phải có 2 nguyên tử Cl, vậy để số Cl ở hai vế bằng nhau cần thêm 2 vào trước HCl.

Vậy phương trình hóa học là:

CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…