Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7. Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit (tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dãy oxit sau đây: Na2O, MgO, Al2O3, SiO2, P2O5, SO3, Cl2O7.

Dựa vào giá trị hiệu độ âm điện của 2 nguyên tử trong phân tử hãy xác định loại liên kết trong từng phân tử oxit (tra giá trị độ âm điện ở bảng 6, trang 45).


Đáp án:

Hiệu độ âm điện của các chất:

Na2O: 2,51 liên kết ion.

MgO: 2,13 liên kết ion.

Al2O3: 1,83 liên kết ion.

SiO2: 1,54 liên kết cộng hóa trị có cực

P2O5: 1,25 liên kết cộng hóa trị có cực

SO3: 0,86 liên kết cộng hóa trị có cực

Cl2O7: 0,28 liên kết cộng hóa trị không cực

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Năng lượng ion hóa và thế điện cực chuẩn của các kim loại kiềm thổ liên quan như thế nào đến tính khứ của kim loại này?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Năng lượng ion hóa và thế điện cực chuẩn của các kim loại kiềm thổ liên quan như thế nào đến tính khứ của kim loại này?


Đáp án:

Kim loại càng dễ nhường electron(năng lượng để bứt electron ra khỏi nguyên tử thấp) tức là có năng lượng ion hóa thấp thì tính khử càng mạnh, thế điện cực chuẩn càng âm

Năng lượng ion hóa thấp ⇔ tính khử mạnh

Thế điện cực chuẩn thấp ⇔ tính khử mạnh

Xem đáp án và giải thích
Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Trong hợp kim Al – Ni cứ 10 mol Al thì có 1 mol Ni. Phần trăm khối lượng của hợp kim này là phương án nào sau đây.


Đáp án:
  • Câu A. 81% Al và 19% Ni.

  • Câu B. 82% Al và 18% Ni.

  • Câu C. 83% Al và 17% Ni.

  • Câu D. 84% Al và 16% Ni.

Xem đáp án và giải thích
Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tùy thuộc nồng độ của dung dịch HNO3 kim loại nhôm có thể khử HNO3 thành NO2, NO, N2 hoặc NH4NO3. Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.


Đáp án:

Các phương trình hóa học

Al + 6HNO3 → Al(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

Al + 4HNO3 → Al(NO3)3 + NO + 2H2O

10Al + 36HNO3 → 10Al(NO3)3 + 3N2 + 18H2O

8Al + 30HNO3 → 8Al(NO3)3 + 3NH4NO3 + 9H2O

Xem đáp án và giải thích
Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có 5 lọ hóa chất không nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau đây (nồng độ khoảng 0,1M): NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2. Chỉ dùng dung dịch NaOH thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết dãy dung dịch nào?


Đáp án:

Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch, có thể nhận biết được tối đa năm dung dịch chứa ion: NH4Cl, FeCl2, AlCl3, MgCl2, CuCl2:

• Cho dung dịch NaOH vào dd NH4Cl có hiện tượng thoát khí mùi khai.

PTHH: NH4Cl + NaOH → NaCl + NH3 + H2O

• Cho dung dịch NaOH vào dd MgCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Mg(OH)2

MgCl2 + NaOH → NaCl + Mg(OH)2

• Cho dung dịch NaOH vào dd FeCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng xanh Fe(OH)2 bị hóa nâu trong không khí ( tạo Fe(OH)3 )

FeCl2 + NaOH → NaCl + Fe(OH)2

Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

• Cho dung dịch NaOH vào dd AlCl3 có hiện tượng xuất hiện kết tủa trắng Al(OH)3 rồi tan trong kiềm dư.

AlCl3 + NaOH → NaCl + Al(OH)3

Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]

• Cho dung dịch NaOH vào dd CuCl2 có hiện tượng xuất hiện kết tủa xanh lơ Cu(OH)2

CuCl2 + NaOH → NaCl + Cu(OH)2

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là sự xen phủ trục và sự xen phủ bên? Lấy ví dụ minh họa.


Đáp án:

- Sự xen phủ trục: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết trùng với đường lối tâm của hai nguyên tử liên kết gọi là sự xen phủ trục. Sự xen phủ trục tạo liên kết σ.

- Sự xen phủ bên: Sự xen phủ trong đó trục của các obitan tham gia liên kết song song với nhau và vuông góc với đường nối tâm của hai nguyên tử liên kết được gọi là sự xen phủ bên. Sự xen phủ bên tạo liên kết π.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…