Cho chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm Chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Y và 9,2 gam một ancol. Lượng NaOH dư trong Y được trung hoà bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 36,3 gam chất rắn. CTCT của X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho chất hữu cơ X mạch hở chỉ chứa một loại nhóm Chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được dung dịch Y và 9,2 gam một ancol. Lượng NaOH dư trong Y được trung hoà bởi 0,5 lít dung dịch HCl 0,4M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 36,3 gam chất rắn. CTCT của X là


Đáp án:

nNaOH phản ứng = 3nancol = 0,3 mol ⇒ X là trieste dạng (RCOO)3R’

M(RCOONa) = [36,3 - 0,2.59,5]: 0,3

⇒ R + 67 = 82 ⇒ R = 15(-CH3)

X là (CH3COO)3C3H5

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M. Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6 lít H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn cation có trong Y cần vừa đủ 300ml dung dịch NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng


Đáp án:

nN+ = nOH- = nNaOH = 0,6 mol

Khi cho NaOH vào dung dịch Y ( chứa các ion: Mg2+; Fe2+; H+dư; Cl-) các ion dương sẽ tác dụng với dung dịch NaOH tạo kết tủa.

⇒ Dung dịch sau phản ứng chỉ gồm Na+ và Cl-

⇒ nNa+ = nCl- = 0,6 mol

⇒ nH+ = nCl- = 0,6 mol

⇒ VHCl = 0,6/2 = 0,3 lít

Xem đáp án và giải thích
Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tìm m?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thủy phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Tìm m?


Đáp án:

nAla = 0,32 mol; nAla-Ala = 0,2 mol; nAla-Ala-Ala = 0,12mol

⇒ ∑nAla = 0,32 + 0,2.2 + 0,12.3 = 1,08 mol

ntetrapeptit = 1,08/4 = 0,27 mol

⇒ m = 0,27(89.4 - 18.3) = 81,54 g

Xem đáp án và giải thích
Amino Acid
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Hỗn hợp E chứa Gly và một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C4H12O4N2 tỷ lệ mol tương ứng là 2:1. Cho 3,02 gam E tác dụng (vừa đủ) với dung dịch chứa NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan gồm hỗn hợp 2 muối và một chất khí là chất hữu cơ có khả năng làm xanh giấy quỳ ẩm. Giá trị của m có thể là:

Đáp án:
  • Câu A. 3,59 hoặc 3,73

  • Câu B. 3,28

  • Câu C. 3,42 hoặc 3,59

  • Câu D. 3,42

Xem đáp án và giải thích
Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là


Đáp án:

Bảo toàn khối lượng: nO2 = (30,2 - 17,4)/32 = 0,4 (mol)

⇒ V = 0,4. 22,4 = 8,96 (lít)

Xem đáp án và giải thích
Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron: a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O. b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O. c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O. d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cân bằng các phương trình phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

a) KMnO4 + HCl → KCl + MnCl2 + Cl2 + H2O.

b) HNO3 + HCl → NO + Cl2 + H2O.

c) HClO3 + HCl → Cl2 + H2O.

d) PbO2 + HCl → PbCl2 + Cl2 + H2O.


Đáp án:

Cân bằng các phản ứng oxi hóa – khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron:

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…