Cho a mol sắt tác dụng với 1,25a mol khí clo, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho X vào nước, thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Tìm các chất trong dd Y?
2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3
a mol 1,25a mol
Ta có: a/2 > (1,25a)/3 => Fe dư
Chất rắn X chứa:
nFeCl3 = 2. (1,25a/3) = 5a/6 mol; nFe dư = a - (5a/6) = a/6 mol
Khi cho X vào nước xảy ra phản ứng:
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2
a/6 5a/6 mol
=> Sau phản ứng dung dịch Y có FeCl2 và FeCl3 dư.
Cho CuO tác dụng hết với 1,12 lít khí H2 ở nhiệt độ cao. Sau phản ứng thấy có m gam kim loại. Tìm m?
nH2 =0,05 mol
H2 + CuO --t0--> Cu + H2O
0,05 → 0,05 (mol)
mCu = nCu.MCu = 0,05.64 = 3,2 gam
Nguyên tắc điều chế kim loại là gì?
Nguyên tắc điều chế kim loại
- Trong tự nhiên chỉ có một số ít kim loại ở trạng thái tự do, hầu hết các kim loại đều tồn tại dưới dạng ion trong các hợp chất hóa họ. Muốn chuyển hóa những ion này thành kim loại ta thực hiện quá trình khử ion kim loại:
Mn+ + ne → M
- Có 3 phương pháp điều chế kim loại.
1) Phương pháp thủy luyện
- Phương pháp thủy luyện (còn gọi là phương pháp ướt) được dùng điều chế những kim loại có tính khử yếu, như Cu, Hg, Ag, Au,...
2) Phương pháp nhiệt luyện
- Phương pháp nhiệt luyện được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp dùng để điều chế những kim loại có độ hoạt động hóa học trung bình như Zn, Fe, Sn, Pb,...
- Với những kim loại kém hoạt động như Hg, Ag chỉ cần đốt cháy quặng cũng đã thu được kim loại mà không cần thiết phải khử bằng các tác nhân khác
3) Phương pháp điện phân
- Điều chế kim loại có tính khử mạnh như Li, Na, K, Al, ... bằng cách điện phân các hợp chất ( muối, bazơ, oxit) nóng chảy của chúng.
- Thí dụ: Điều chế kim loại kẽm bằng phương pháp điện phân dung dịch kẽm sunfat với điện cực trơ.
Cho 5,68 gam P2O5 vào cốc chứa 50 gam H2O thu được dung dịch axit photphoric (H3PO4). Tính khối lượng dung dịch axit tạo thành.
Phương trình hóa học: P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng có:
mP2O5 + mH2O = mdd axit
mdd axit = 50 + 5,68 = 55,68 gam.
Giải thích tại sao khi cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, nhưng khi khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất.
Dầu chuối không tan trong nước vì nó không có khả năng tạo được liên kết hiđro với nước và vì khối lượng riêng nhỏ hơn nước nên dầu chuối nổi trên mặt nước (hoặc dung dịch kiềm).
Khi đun sôi và khuấy đều đã xảy ra phản ứng xà phòng hoá este :
CH3COOCH2CH2CH(CH3)2 + NaOH→ CH3COONa + OHCH2CH2CH(CH3)2
Sản phẩm phản ứng tan được trong nước (hoặc dung dịch kiềm dư) nên tạo thành dung dịch đồng nhất.
Cho dãy các chất sau: Saccarozo, glucozo, xenlulozo, fructozo. Số chất tham gia phản ứng tráng gương là:
Câu A. 1
Câu B. 3
Câu C. 4
Câu D. 2
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.