Cho 9,2g một kim loại A phản ứng với khí clo dư tạo thành 23,4g muối. Hãy xác định kim loại A, biết rằng A có hóa trị I.
Gọi nguyên tử khối của kim loại A là A.
Phương trình hóa học của phản ứng:
2A + Cl2 → 2ACl
mA = 9,2g, mACl = 23,4g.
Có nA = nACl
nA = 9,2/A; nACl = 23,4 : (A + 35,5)
⇒ 9,2 x (A + 35,5) = A x 23,4.
⇒ A = 23. Vậy kim loại A là Na.
Dãy gồm các dung dịch làm quỳ tím hóa xanh:
Câu A. Na2CO3, NaOH, Na3PO4, NaHSO4.
Câu B. KOH, NH3, AlCl3, NH4NO3.
Câu C. NH3, Na2CO3, NaOH, CH3COONa.
Câu D. NH4Cl, NH3, NaOH, CH3COONa.
Câu A. Nước cứng là nước chứa nhiều ion HCO3- và SO42-
Câu B. Để làm mềm tính cứng của nước cứng vĩnh cửu bằng cách đun nóng.
Câu C. Nước tự nhiên thường có cả tính cứng tạm thời và tính cứng vĩnh cửu.
Câu D. Nước cứng là tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước hiện nay.
Thí nghiệm 2. Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
- Dụng cụ:
+ Ống nghiệm.
+ Thìa, muỗng lấy hóa chất.
- Hóa chất:
+ Dung dịch Na2CO3.
+ Dung dịch CaCl2.
+ Dung dịch phenolphtalein.
+ Dung dịch HCl.
+ Dung dịch NaOH.
- Cách tiến hành thí nghiệm:
+ Cho khoảng 2 ml dung dịch Na2CO3 đặc vào ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch CaCl2 đặc. Nhận xét hiện tượng xảy ra.
+ Hòa tan kết tủa thu được ở thí nghiệm a) bằng dung dịch HCl loãng. Nhận xét các hiện tượng xảy ra.
+ Một ống nghiệm đựng khoảng 2 ml dung dịch NaOH loãng. Nhỏ vào đó vài giọt dung dịch phenolphtalein. Nhận xét màu của dung dịch. Nhỏ từ từ dung dịch HCl loãng vào ống nghiệm trên, vừa nhỏ vừa lắc cho đến khi mất màu. Giải thích hiện tượng xảy ra.
- Hiện tượng:
a. Nhỏ dd Na2CO3 đặc vào dd CaCl2 đặc xuất hiện kết tủa trắng CaCO3.
Na2CO3 + CaCl2 → CaCO3↓ + 2NaCl.
b. Hoà tan kết tủa CaCO3 vừa mới tạo thành bằng dd HCl loãng: Xuất hiện các bọt khí CO2, kết tủa tan thì CaCO3 + 2 HCl → CaCl2 + CO2 + H2O.
c. Nhỏ vài giọt dd phenolphtalein vào dd NaOH loãng chứa trong ống nghiệm, dd có màu hồng tím. Nhỏ từ từ từng giọt dd HCl vào, vừa nhỏ vừa lắc,dd sẽ mất màu. Phản ứng trung hoà xảy ra tạo thành dd muối trung hoà NaCl và H2O môi trường trung tính.
NaOH + HCl → NaCl + H2O.
- Giải thích và phương trình phản ứng: Khi lượng NaOH bị trung hoà hết, màu hồng của Phenolphtalein trong kiềm không còn dung dịch chuyển thành không màu
Khi than cháy trong không khí xảy ra phản ứng hóa học giữa cacbon và khí oxi.
a) Hãy giải thích vì sao cần đập vừa nhỏ than trước khi đưa vào lò đốt dùng que lửa châm rồi quạt mạnh đến khi than bén cháy thì thôi?
b) Ghi lại phương trình chữ của phản ứng biết rằng sản phẩn là khí cacbon đioxit.
a) Đập vừa nhỏ than để tăng bề mặt tiếp xúc của than với khí oxi, dùng que lửa châm để nâng nhiệt độ của than, quạt mạnh để thay đổi không khí, thêm đủ khí oxi. Khi than bén cháy là có phản ứng hóa học xảy ra.
b) Phương trình chữ của phản ứng:
Than + oxi to→ Cacbon đioxit.
Viết phương trình phân tử và phương trình ion rút gọn của các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch giữa các cặp chất sau:
a. Fe2(SO4)3 + NaOH
b. NH4Cl + AgNO3
c. NaF + HCl
d. MgCl2 + KNO3
e. FeS (r) + 2HCl
g. HClO + KOH
a. Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 3 Na2SO4 + 2Fe(OH)3 ↓
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3 ↓
b. NH4Cl + AgNO3 → NH4NO3 + AgCl ↓
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
c. NaF + HCl → NaCl + HF
H+ + F+ → HF
d. MgCl2 + KNO3 → Không có phản ứng
e. FeS (r) +2HCl → FeCl2 + H2S ↑
FeS (r) + 2H+ → Fe2+ + H2S ↑
g. HClO +KOH → KClO + H2O
HClO + OH- → H2O + ClO-
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.