Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 69,6g MnO2 tác dụng với dung dịch HCl đặc dư thu được một lượng khí X. Dẫn khí X vào 500ml dung dịch NaOH 4M thu được dung dịch A. Tính nồng độ mol của các chất trong dung dịch A. Giả thiết rằng thể tích dung dịch sau phản ứng thay đổi không đáng kể.


Đáp án:

nMnO2 = 0,8 mol

VNaOH = 500ml = 0,5 lít ⇒ nNaOH = CM. V= 0,5 x 4 = 2 mol.

Phương trình phản ứng:

MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O.

Theo pt: nCl2 = nMnO2 = 0,8 mol.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O.

Ta có tỉ lệ: 0,8/1 < 2/2

→ NaOH dư nên tính nNaCl và nNaClO theo nCl2

Theo pt: nNaCl = nNaClO = nCl2 = 0,8 mol.

CM(NaCl)= CM(NaClO) = 1,6 mol/l.

Theo pt: nNaOH pư = 2. nCl2 = 2. 0,8 = 1,6mol.

CM(NaOH) dư = (2-1,6)/0,5 = 0,8 mol/l.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ) (1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O. (2): 2Cu + O2 → 2CuO. (3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑. (4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑. (5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑. (6): Na2O + H2O → 2NaOH. Xác định các phản ứng thế?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các phản ứng hoá học sau: (coi điều kiện phản ứng có đủ)

(1): ZnO + 2HCl → ZnCl2 + H2O.

(2): 2Cu + O2 → 2CuO.

(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2↑.

(4): 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2↑.

(6): Na2O + H2O → 2NaOH.

Xác định các phản ứng thế?


Đáp án:

Phản ứng thế là phản ứng hóa học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố trong hợp chất.

Các phản ứng thế là:

(3): Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(5): 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

Xem đáp án và giải thích
Số đơn chất tạo thành
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phản ứng: (1) SiO2 + dung dịch HF → (2) F2 + H2O to→ (3) AgBr ánh sáng→ (4) Br2 + NaI (dư) → Trong các phản ứng trên, những phản ứng có tạo ra đơn chất là

Đáp án:
  • Câu A. (1), (2), (3)

  • Câu B. (1), (3), (4)

  • Câu C. (2), (3), (4)

  • Câu D. (1), (2), (4)

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau: a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang). b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống. c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết người ta lợi dụng yếu tố nào để tăng tốc độ phản ứng trong các trường hợp sau:

a) Dùng không khí nén, nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang).

b) Nung đá vôi ở nhiệt độ cao để sản xuất vôi sống.

c) Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanhke (trong sản xuất xi măng)


Đáp án:

a) Dùng không khí nén có nồng độ oxi cao và không khí đã nóng sẵn thổi vào lò cao nên tốc độ phản ứng tăng.

b) Lợi dụng yếu tố nhiệt độ (tăng nhiệt độ)

c) Lợi dụng yếu tố diện tích tiếp xúc (tăng diện tích tiếp xúc của nguyên liệu)

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa nước brom tăng thêm 7,7 gam. a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó. b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A. c) Viết công thức cấu tạo của các anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp A gồm hai chất kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của etilen. Cho 3,36 lít (đktc) hỗn hợp khí trên phản ứng hoàn toàn với Br2 trong CCl4 thì thấy khối lượng bình chứa nước brom tăng thêm 7,7 gam.

a) Hãy xác định công thức phân tử của hai anken đó.

b) Xác định thành phần phần trăm về thể tích của hỗn hợp A.

c) Viết công thức cấu tạo của các anken đồng phân có cùng công thức phân tử với hai anken đã cho.


Đáp án:

a) Đặt công thức tổng quát của anken thứ nhất là CnH2n (x mol), công thức tổng quát của anken thứ hai là CmH2m (y mol)

⇒ Công thức chung của hai anken: Cn−H2n− (a mol).

Số mol hỗn hợp A là 3,36/22,4 = 0,15 mol

Theo đề bài ta có: 0,15.14n− = 7,7

⇒ n = 3 < n− = 3,67 = 11/3 < m = 4

Công thức phân tử của hai anken là C3H6 và C4H8.

b)

Ta có: x + y = a và (nx + my)/(x+ y) = ntb 

=> x + y = 0,15 và (3x + 4y)/(x + y) = 11/3

=> x = 0,05 và y = 0,1

%V = (0,05.100%)/0,15 = 33,33%

%V = 66,67%

c) Công thức cấu tạo của C3H6: CH3-CH=CH2 Propen

Công thức cấu tạo của C4H8:

CH3-CH2-CH=CH2: but-1-en

CH2=C(CH3)-CH3: 2-metyl propen

CH3-CH=CH-CH3: but-2-en

But–2-en có đồng phân hình học:

Xem đáp án và giải thích
Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao khi ăn trái cây không nên đánh răng ngay ? 


Đáp án:

 Các nhà khoa học khuyến cáo: Ai ăn trái cây thì phải một giờ sau mới được đánh răng. Tại sao vậy ? Chất chua (tức axit hữu cơ) trong trái cây sẽ kết hợp với những thành phần trong thuốc đánh răng theo bàn chải sẽ tấn công các kẽ răng và gây tổn thương cho lợi. Bởi vậy người ta phải đợi đến khí nước bọt trung hoà lượng axit trong trái cây nhất là táo, cam, nho, chanh.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…