Cho 5,6g kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hóa trị tối đa là III.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,6g kim loại tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl cho 11,1 muối clorua của kim loại đó. Xác định tên kim loại. Biết kim loại có hóa trị tối đa là III.


Đáp án:

Gọi A là kí hiệu, nguyên tử khối của kim loại với hóa trị là x. Công thức phân tử của oxit kim loại là 

Phương trình hóa học của phản ứng 

(2A+16x)g                          (2A+71x)g

5,6 g                                       11,1 g

Theo phương trinh hóa học trên, ta có:

5,6 .(2A+71x) = (2A+16x).11,1

11,2A + 397,6x = 22,2A + 177,6x

220x = 11A

A = 20x

Với: x = 1 -----> A=20 (loại)

x= 2 ----> A = 40 (Ca)

x= 3 -----> A= 60 (loại )




Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau: a) Hợp chất C6H5- CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm. b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước. c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro. d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím. e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan. g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường . h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Ghi Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô vuông cạnh các câu sau:

a) Hợp chất C6H5- CH2-OH không thuộc loại hợp chất phenol mà thuộc ancol thơm.

b) Ancol etylic có thể hòa tan tốt phenol, nước.

c) Ancol và phenol đều có thể tác dụng với natri sinh ra khí hidro.

d) Phenol có tính axit yếu nhưng dung dịch phenol trong nước không làm đổi màu quỳ tím.

e) Phenol tan trong dung dịch NaOH là do đã phản ứng với NaOH tạo thành muối tan.

g) Phenol tan trong dung dịch NaOH chỉ là sự hòa tan bình thường .

h) Dung dịch phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.


Đáp án:

a) Đ

b) Đ

c) Đ

d) Đ

e) Đ

g) S

h) S

Xem đáp án và giải thích
Tương tự như natri, các kim loại kali (K) và canxi (Ca) cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng hiđro. a) Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra. b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tương tự như natri, các kim loại kali (K) và canxi (Ca) cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng hiđro.

a) Hãy viết phương trình phản ứng hóa học xảy ra.

b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?


Đáp án:

a) Các Phương trình hóa học:

2K + 2H2O → 2KOH + H2

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2 ↑

b) Phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng thế.

Xem đáp án và giải thích
Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nếu lấy một sợi dây gạt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi đồng trên ngọn lửa đèn cồn thì thấy ngọn lửa nhuộm màu xanh lá mạ, sau đó ngọn lửa mất màu xanh. Nếu áp lõi dây đồng đang nóng vào dây điện rồi đốt thì thấy ngọn lửa lại nhuộm màu xanh lá mạ. Hãy dự đoán nguyên nhân của hiện tượng và giải thích.


Đáp án:

Theo sách hương dẫn giáo viên: màu xanh lá mạ là so CuCl2 phân tán vào ngọn lửa. sự hình thành CuCl2 được giải thích như sau:

- PVC cháy tạo HCl

- Cu bị đốt sinh ra CuO

- Tương tác giữa HCl và CuO tạo ra CuCl2: CuO+2HCl→CuCl2+H2O

Tuy nhiên ở đây dây đồng đã gọt bỏ vỏ nhựa rồi đốt lõi trên ngọn lửa đèn cồn PVC có còn đâu mà cháy tạo ra HCl.

Xem đáp án và giải thích
Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp chất nào?


Đáp án:

Trong phòng thí nghiệm, khí clo thường được điều chế bằng cách oxi hóa hợp từ HCl.

Xem đáp án và giải thích
Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phát biểu các định nghĩa axit, axit một nấc và nhiều nấc, bazơ, hiđroxit lưỡng tính, muối trung hoà, muối axit. Lấy các thí dụ minh họa và viết phương trình điện li của chúng.

 

Đáp án:

1. Axit

Axit là chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Ví dụ: HCl → H+ + Cl

+ Những axit mà tan trong nước phân li nhiều nấc ra ion H+ gọi là các axit nhiều nấc.

Ví dụ : H2SO4, H3PO4

+ Những axit mà tan trong nước phân li 1 nấc ra ion H+ gọi là các axit một nấc.

2. Bazo

Bazơ là chất khi tan trong nước phân li ra anion OH–.

Ví dụ : KOH → K+ + OH–

+ Hiđroxit lưỡng tính là hiđroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH–

Zn(OH)2 ⇔ ZnO22- + 2H+

3. Muối

Muối là hợp chất, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại (hoặc cation NH4+) và anion gốc axit.

Ví dụ : K2CO3 → 2K+ + CO32-

+ Muối trung hòa là muối mà anion gốc axit không có khả năng phân li ra ion H+.

+ Muối axit là muối mà anion gốc axit có khá năng phân li ra ion H+

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…