Cho 5,34 gam hỗn hợp X chứa ba amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 8,99 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được a mol khí N2. Giá trị của a là:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 5,34 gam hỗn hợp X chứa ba amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với HCl thu được 8,99 gam muối. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn lượng X trên thu được a mol khí N2. Giá trị của a là:


Đáp án:

AD BTKL ta có: nHCl = (8,99 - 5,34) : 36,5 = 0,1 mol

--> nN2 = (1/2).0,1 = 0,05 mol

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2)và CaSiO3(CaO.SiO2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình hóa học của phản ứng mô tả thủy tinh bị axit HF ăn mòn. Biết nghiền thủy tinh chủ yếu của thủy tinh là Na2SiO3(Na2O.SiO2)và CaSiO3(CaO.SiO2)


Đáp án:

Na2SiO3 + 2HF → 2NaF + H2SiO3

CaSiO3 + 2HF → CaF2 + H2SiO3

H2SiO3 → SiO2 + H2O

SiO2 + 4HF → SiF4 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích
Bài tập lý thuyết về kim loại tác dụng với dung dịch muối
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa - khử: Fe3+/Fe2+ đứng trước cặp: Ag+/Ag):


Đáp án:
  • Câu A. Fe(NO3)2, AgNO3.

  • Câu B. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.

  • Câu C. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.

  • Câu D. Fe(NO3)3, AgNO3.

Xem đáp án và giải thích
So sánh tính chất hoá học của: a. Anken với ankin b. Ankan với ankylbenzen Cho ví dụ minh hoạ
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 So sánh tính chất hoá học của:

a. Anken với ankin

b. Ankan với ankylbenzen

Cho ví dụ minh hoạ


Đáp án:

a) So sánh tính chất hóa học anken và ankin:

– Giống nhau:

+ Cộng hiđro ( xúc tác Ni, t0)

CH2=CH2 + H2  -- CH3-CH3

CH≡CH + H2 - CH3-CH3

+ Cộng brom (dung dịch).

CH2=CH2 + Br2 → CH2Br-CH2Br

CH≡CH + 2Br2 → CHBr2-CHBr­2

+ Cộng HX theo quy tắc Mac-côp-nhi-côp.

+ Làm mất màu dung dịch KMnO4.

3CH≡CH + 4H2O + 8KMnO4 → 3(COOH)2 + 8MnO2↓ + 8KOH

3CH2=CH2 +2KMnO4+ 4H2O → 3CH2(OH)-CH2(OH) + 2MnO2↓ + 2KOH

– Khác nhau:

+ Anken: Không có phản ứng thế bằng ion kim loại.

+ Ankin: Ank-1-in có phản ứng thế bằng ion kim loại.

CH≡CH + 2AgNO3 + 2NH3 → Ag-CH-CH-Ag↓ (vàng) + 2NH4NO3

b) ankan và ankylbenzen

Giống nhau:

+ phản ứng thế với halogen:

CH3-CH2-CH3 + Cl2     -- CH3-CHCl-CH3 + HCl

C6H5CH3 + Cl2     -- C6H5CH2Cl + HCl

Khác nhau:

+ Ankan có phản ứng tách, còn ankyl benzen thì không

C4H10 → C4H8 + H2

+ ankyl benzen có phản ứng cộng, phản ứng oxi hóa không hoàn toàn với dd KMnO4 còn ankan thì không có.

C6H5CH3 + H2  --C6H11CH3

C6H5CH3 +2KMnO4   -- C6H5COOK + 2MnO2↓ + KOH + H2O

Xem đáp án và giải thích
Điều chế tơ nilon-6,6
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Tơ nilon-6,6 được điều chế từ ?

Đáp án:
  • Câu A. Caprolaptam.

  • Câu B. Axit terephtalic và etylen glicol.

  • Câu C. Axit ađipic và hexametylen điamin.

  • Câu D. Vinyl xianua.

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử nguyên tô X có 2 electron ở phân lớp 3d. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở ô số mấy?


Đáp án:

Cấu hình electron đầy đủ của X là: 1s22s22p63s23p63d24s2

Vậy nguyên tố X có 22 electron và nằm ở ô thứ 22 trong bảng tuần hoàn.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…