Cho 4,825 gam hỗn hợp bột Al và Fe (có tỉ lệ mol nAl : nFe = 3 : 2) vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
Đặt số mol của Al và Fe lần lượt là 3x và 2x
=> mhỗn hợp = 3x.27 + 2x.56 = 4,825
⟹ x = 0,025
⟹ nAl = 0,075 mol; nFe = 0,05 mol
Al + 3Ag+ → Al3+ + 3Ag
0,075 → 0,225 → 0,225 (mol)
Fe + 2Ag+ → Fe2+ + 2Ag
0,05 → 0,1 → 0,1 → 0,1 (mol)
nAg+còn lại = 0,35 - 0,225 - 0,1 = 0,025 mol
Fe2+ + Ag+ → Fe3+ + Ag
0,025 ← 0,025 → 0,025 (mol)
mchất rắn = mAg = 108.(0,225 + 0,1 + 0,025) = 37,8 gam.
Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc). Công thức phân tử của A là
Giải
Khí thoát ra là N2, m tăng = mCO2 + mH2O ; ta có:
nCO2 = 0,36 mol,
BTNT => nC= 0,36mol
mH2O= 23,4 - mCO2= 23,4 - 15,84 = 7,56 gam
=>nH2O = 0,42 mol
=> nH= 0,84 mol
nN2= 0,06 mol
BTNT => nN = 0,12 mol
nO = nO(CO2) + nO(H2O) = 0,36.2 + 0,42 = 1,14 mol
Áp dụng định luật BTNT ta có:
nO(A) + nO(O2) = nO(H2O) + nO(CO2)
=>nO(A) = 1,14 - ((2.10,08)/22,4) = 0,24mol
Gọi CTĐG I là: CxHyNzOt
x:y:z:t= 0,36:0,84:0,12:0,24 = 3:7:1:2
=>CTPT (C3H7NO2)n
mA = mCO2 + mH2O + mN2 - mO2 = m tăng + mN2 - mO2= 10,68g
=>M(A) = 10,68/0,12 = 89
=> n=1
=> CTPT của A là: C3H7NO2
Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là gì?
Công thức chung của anđehit không no, có một liên kết đôi, đơn chức, mạch hở là CnH2n-2O.
Có 4 lọ riêng biệt đựng các dung dịch: NaCl, CuSO4, HCl, NaOH.
a. Trình bày cách nhận biết từng chất trong mỗi lọ trên, với điều kiện không dùng thêm thuốc thử nào khác.
b. Hãy tự chọn một thuốc thử để sự nhận biết các chất trở nên đơn giản hơn Trình bày cách nhận biết và viết các phương trình phản ứng hóa học.
a) Nhận ra dung dịch CuSO4 do có màu xanh.
- Nhỏ dd CuSO4 vào 3 mẫu thử còn lại
- Nhận ra NaOH vì tạo kết tủa Cu(OH)2 với CuSO4
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 ↓ + Na2SO4
- Lấy kết tủa cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra HCl do HCl hòa tan kết tủa
2HCl + Cu(OH)2 → CuCl2 + 2H2O
- Còn lại là NaCl
b) Thuốc thử lựa chọn: quỳ tím.
HCl làm quỳ tím hóa đỏ.
NaOH làm quỳ tím hóa xanh.
Lấy NaOH cho vào 2 dung dịch còn lại nhận ra CuSO4 do tạo kết tủa Cu(OH)2.
CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2↓ + Na2SO4
Chất còn lại là NaCl
a) Hãy đưa ra một số thí dụ chất có mạng tinh thể nguyên tử, chất có mạng tinh thể phân tử.
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của hai loại tinh thể nói trên. Giải thích?
a) Chất có mạng tinh thể nguyên tử: kim cương. Chất có mạng tinh thể phân tử: ở nhiệt độ thấp thì có khí hiếm, O2, N2, ... kết tinh thành tinh thể phân tử.
b) Lực liên kết cộng hóa trị trong tinh thể nguyên tử rất lớn. Vì vậy, tinh thể nguyên tử đều bền vững, khá cứng, khó nóng chảy, khó bay hơi. Trong tinh thể phân tử, các phân tử hút nhau bằng lực tương tác yếu giữa các phân tử. Vì vậy mà tinh thể phân tử dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Bài thực hành 2
1. Thí nghiệm 1:
- Hiện tượng: Sau một thời gian thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh.
- Giải thích: Do khí amoniac từ bông đã di chuyển theo các phân tử không khí trong bình, tới giấy quỳ thì làm giấy quỳ hoá xanh.
2. Thí nghiệm 2:
- Hiện tượng:
• Ở cốc 1, sau khi khuấy thì cốc nước có màu tím.
• Ở cốc 2, chỉ có những chỗ có thuốc tím thì có màu tím, nhưng để lâu thì hết cốc nước sẽ có màu tím.
- Giải thích:
• Ở cốc 1 là do khi khuấy thì các phân tử nước chuyển động mang theo các phân tử thuốc tím làm cốc có màu tím.
• Ở cốc 2 là do khi để yên thì các phân tử nước chuyển động chậm nên phải chờ lâu nên cốc nước mới có màu tím.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.