Cho  3 g hợp kim Cu - Ag tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc thu được 7,34 g hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho  3 g hợp kim Cu - Ag tác dụng hết với dung dịch HNO3 đặc thu được 7,34 g hỗn hợp hai muối Cu(NO3)2 và AgNO3. Hãy xác định thành phần phần trăm khối lượng của từng kim loại trong hợp kim.



Đáp án:

Các phương trình hoá học :

Cu + 4HNO3 → Cu(NO3)+ 2NO2 + 2H2O

x mol                    x mol

Ag + 2HNO3 → AgNO3 + NO2 + H2O

y mol                    y mol

Đặt x, y lần lượt là số mol Cu, Ag trong hợp kim →Số mol của Cu(NO3)2 và AgNO3 cũng lần lượt là x và y.

Ta có hệ phương trình : 

64x + 108y =3               → x=0,03

188x + 170y = 7,34            y = 0,01

=> %mCu = 64% và %mAg = 36%

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 7,84 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm Cl2 và O2 phản ứng vừa đủ với 11,1 gam hỗn hợp Y gồm Mg và Al, thu được 30,1 gam hỗn hợp Z. Phần trăm khối lượng của Al trong Y là bao nhiêu?


Đáp án:

nCl2 = x mol; nO2 = y mol

⇒ x + y = 0,35 mol (1)

Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng: mCl2 + mO2 = mZ – mY = 19g

⇒ 71x + 32y = 19 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,2; y = 0,15

Đặt nMg = a mol; nAl = b mol

⇒ 24a + 27b = 11,1g (3)

Bảo toàn e: 2nMg + 3nAl = 2nCl2 + 4nO2

⇒ 2a + 3b = 1 (4)

Từ (3)(4) ⇒ a = 0,35; b = 0,1

%mAl = [{0,1.27}/11,1].100% = 23,3%

Xem đáp án và giải thích
Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 3 hóa chất sau đây: Etylamin, phenylamin, amoniac. Thứ tự tăng dần tính bazơ được xếp theo dãy:


Đáp án:
  • Câu A. Amoniac < etylamin < phenylamin.

  • Câu B. Etylamin < amoniac < pheylamin.

  • Câu C. Phenylamin < amoniac < etylamin.

  • Câu D. Phenylamin < etyamin < amoniac.

Xem đáp án và giải thích
Thế nào là dung dịch dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thế nào là dung dịch dung dịch chưa bão hòa, dung dịch bão hòa? Hãy dẫn ra những thí dụ để minh họa.


Đáp án:

Dung dịch chưa bão hòa là dung dịch có thể hòa tan thêm chất tan.

Dung dịch bão hòa là dung dịch không thể hòa tan thêm chất tan.

Thí dụ: Cho dần dần và liên tục muối ăn vào cốc nước, khuấy đều, nhẹ.

Nhận xét: Ở giai đoạn đầu ta được dung dịch muối ăn, vẫn có thể hòa tan thêm muối ăn.

Ở giai đoạn sau ta được dung dịch muối ăn không thể hòa tan thêm muối ăn. Ta có dung dịch muối ăn bão hòa (lọc qua giấy lọc, có những tinh thể không tan).

Xem đáp án và giải thích
Trình bày ứng dụng của canxi
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày ứng dụng của canxi


Đáp án:

- Canxi là một thành phần quan trọng của khẩu phần dinh dưỡng. Sự thiếu hụt rất nhỏ của nó đã ảnh hưởng tới sự hình thành và phát triển của xương và răng. Thừa can xi có thể dẫn đến sỏi thận. Vitamin D là cần thiết để hấp thụ canxi. Các sản phẩm sữa chứa một lượng lớn canxi.

- Các ứng dụng khác còn có:

    + Chất khử trong việc điều chế các kim loại khác như uran, ziriconi hay thori.

    + Chất chống ôxi hóa, chống sulfua hóa hay chống cacbua hóa cho các loại hợp kim chứa hay không chứa sắt.

    + Một chất tạo thành trong các hợp kim của nhôm, beryli, đồng, chì hay magiê.

    + Nó được sử dụng trong sản xuất xi măng hay vữa xây sử dụng rộng rãi trong xây dựng.

Xem đáp án và giải thích
Giải thích hiện tượng sau: a. Polime không bay hơi được. b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định. c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường. d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Giải thích hiện tượng sau:

a. Polime không bay hơi được.

b. Polime không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

c. Nhiều polime không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Dung dịch polime có độ nhớt cao.


Đáp án:

a. Polime có khối lượng phân tử rất lớn nên không bay hơi được

b. polime là chất có phân tử khối rất lớn, không xác định (phân tử khối của polime chỉ giá trị trung bình) nên không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

 
c. Cũng do khối lượng phân tử rất lớn, lực tương tác giữa các phân tử cũng lớn nên các polime hầu như không tan hoặc khó tan trong các dung môi thông thường.

d. Do khối lượng của các phân tử polime lớn nên chuyển động của chúng không linh hoạt ⇒ độ nhớt thường cao ở cả trạng thái nóng chảy và trong dung dịch

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…