Cho 13,8 gam glixerol phản ứng hoàn toàn với axit hữu cơ đơn chức B, chỉ thu được chất hữu cơ E có khối lượng bằng 1,18 lần khối lượng của glixerol ban đầu; hiệu suất phản ứng là 73,35%. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với E ?
Trước hết phải tìm nhanh ra CTPT của E.
Ta có: mE = 1,18. 13,8 = 16,284 gam.
Có hiệu suất nên số mol glixerol phản ứng là: (13,8.0,735) : 92 = 0,11025 mol
(số mol E luôn bằng số mol glixerol phản ứng ).
=> M(E) = 16,284 : nE = 16,284 : 0,11025 = 148
Vậy CTPT của E là: C5H8O5.
- TH1: E là este 2 lần axit HCOOH của glixerol ( còn 1 nhóm -OH ancol).
Gọi gốc HCOO- là 1; HO- là 0 và C3H5- là gốc R thì ta có 2 CTCT thỏa mãn là: R-101 và R-110.
- TH2: E là este 1 lần axit C3H6O2 và còn 2 nhóm HO-
Tương tự, gọi gốc axit là 1, HO- là 0 và C3H5 là R ta có các CTCT là: R-100 và R-010.
Như vậy, tổng tất cả có 4 CTCT thỏa mãn phù hợp với E.
Điện phân Al2O3 nóng chảy với dòng điện cường độ 9,65 A trong thời gian 3000 giây, thu được 2,16 g Al. Hiệu suất của phản ứng là bao nhiêu?
Theo đinh luật Faraday khối lượng nhôm thu được là:
mAl = AIt/ 96500 n = 27 x 9,65 x 3000/96500 x 3 = 2,7(g)
Hiệu suất là H = 2,16 / 2,7 x 100% = 80%.
Phân tích một mẫu hợp chất tạo bởi hai nguyên tố là sắt và oxi. Kết quả cho thấy cứ 7 phần khối lượng sắt có tương ứng với 3 phần khối lượng oxi.
a) Viết công thức hóa học và tính phân tử khối của hợp chất.
b) Xác định hóa trị của sắt trong hợp chất.
a) Công thức chung của hợp chất FexOy.
Theo đề bài ta có: mFe/mO = 7/3 <=> 56x/16y = 7/3 <=> x/y = 2/3 => x = 2; y = 3
Vậy CTHH của hợp chất là Fe2O3.
Phân tử khối là: 56.2 + 16.3 = 160 (đvC)
b) Hợp chất Fe2O3. Gọi hóa trị của Fe là x
Theo quy tắc hóa trị ta có: x. 2 = 3.II ⇒ x = III
Viết các phương trình hóa học thực hiện những chuyển đổi hóa học sau:
a)
(1) 4Al + 3O2 to→ 2Al2O3
(2) Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
(3) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
(4) 2Al(OH)3 to→ Al2O3 + 3H2O
(5) 2Al + 3S to→ Al2S3
b)
(1) 2Al2O3 to→ 4Al + 3O2
(2) 2Al + 3H2SO4loãng → Al2(SO4)3 + 3H2
(3) Al2(SO4)3 + 3BaCl2 → 2AlCl3 + 3BaSO4
(4) AlCl3 + 3NaOH → Al(OH)3 + 3NaCl
(5) 2Al(OH)3 to→ Al2O3 + 3H2O
Câu A. 4
Câu B. 6
Câu C. 5
Câu D. 3
a) Dựa vào vị trí của nguyên tố Br (Z = 35) trong bảng tuần hoàn, hãy nêu các tính chất sau:
- Tính kim loại hay tính phi kim.
- Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxi và với hiđro.
- Công thức hợp chất khí của brom với hiđro.
b) So sánh tính chất hóa học của Br với Cl (Z = 17) và I (Z = 53).
a) Br thuộc nhóm VIIA, chu kì 4 có 35 electron nên cấu hình theo lớp electron là 2, 8, 18, 7. Nó có 7e lớp ngoài cùng nên là phi kim. Hóa trị cao nhất với oxi là VII. Hóa trị trong hợp chất khí với hiđro là I và có công thức phân tử là HBr.
b) Tính phi kim giảm dần Cl, Br, I.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.