Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2,55 gam. Tính nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 100ml dung dịch AlCl3 1M tác dụng với 200ml dung dịch NaOH. Kết tủa tạo thành được làm khô và nung đến khối lượng không đổi được chất rắn cân nặng 2,55 gam. Tính nồng độ của dung dịch NaOH ban đầu


Đáp án:

Số mol AlCl3 là: 0,1.1 = 0,1 mol; số mol Al2O3 là 2,55: 102 = 0,025 mol.

AlCl3 (0,1) + 3NaOH (0,3) → Al(OH)3 ↓ (0,1 mol) + 3NaCl

Al(OH)3 ↓ + NaOH → NaAlO2 + 2H2O

(0,1 – 0,05) → 0,05 mol

2Al(OH)3 (0,05) → Al2O3 (0,025 mol) + 3H2O

∑nNaOH = 0,3 + 0,05 = 0,35 mol → VNaOH = 0,35: 0,2 = 1,75M.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Về mặt hoá học thì nước có tính cứng tạm thời và nước có tính cứng vĩnh cửu khác nhau ở điểm nào ?



Đáp án:

Khác nhau về thành phần anion của muối.

- Nước có tính cứng tạm thời chứa anion HCO­3- khi đun nóng bị phân huỷ thành ion cacbonat làm kết tủa Ca2+ và Mg2+ .

- Nước có tính cứng vĩnh cửu chứa các anion SO42- và Cl-, khi đun nóng không làm kết tủa Ca2+ và Mg2+




Xem đáp án và giải thích
Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2)
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) là gì?


Đáp án:

 Đặc điểm chung của các đơn chất halogen (F2, Cl2, Br2, I2) là tính chất hóa học cơ bản là tính oxi hóa.

Xem đáp án và giải thích
Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 200ml dung dịch AlCl3 1,5M tác dụng với V lít dung dịch NaOH 0,5M; lượng kết tủa thu được là 15,6 gam. Tìm giá trị lớn nhất của V


Đáp án:

Ta có: nAlCl3 = 1,5.0,2 = 0,3 mol; nAl(OH)3 = 15,6/78 = 0,2 mol

Thể tích NaOH lớn nhất khi kết tủa sinh ra cực đại, bị NaOH hòa tan 1 phần còn 15,6 (g).

 Theo phương trình phản ứng, ta có: nNaOH = 0,9 + 0,1 = 1 mol

    → VNaOH = 1/0,5 = 2 lít

Xem đáp án và giải thích
Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có các hợp chất: PH3, P2O3 trong đó P có hoá trị mấy?


Đáp án:

- Xét hợp chất PH3:

H có hóa trị I, gọi hóa trị của P là a.

Theo quy tắc hóa trị có: 1.a = 3.I ⇒ a = III.

- Xét hợp chất P2O3:

O có hóa trị II, gọi hóa trị của P là b.

Theo quy tắc hóa trị có: 2.b = 3.II ⇒ b = III.

Vậy trong các hợp chất PH3 và P2O3 thì P có hóa trị III.

Xem đáp án và giải thích
Cho kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric, ngựời ta thu dựợc l,2g mangan (II) sunfat. a) Tính số gam iot tạo thành. b) Tính khối lượng kalii otua tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho kali iotua tác dụng với kali pemanganat trong dung dịch axit sunfuric, ngựời ta thu dựợc l,2g mangan (II) sunfat.

a) Tính số gam iot tạo thành.

b) Tính khối lượng kalii otua tham gia phản ứng.


Đáp án:

a)Tính số gam iot tạo thành

Phản ứng xảy ra:

10KI + 2KMnO4 + 8H2SO4 → 6K2SO4 + 2MnSO4 + 5I2 + 8H2O (1)

Ta có: nMnSO4 = 1,2/151 mol

Theo (1): nI2 = 5/2. nMnSO4 ≈ 0,02mol

⇒ Khối lượng iot tạo thành là: 0,02. 254 = 5,08 (gam)

b)Tính khối lượng kali iotua tham gia phản ứng:

(1) => nKI = 5nKMnO4 = 5.1,2/151 = 0,04 mol

⇒ Khối lượng kali iotua tham gia phản ứng là:

mKI = 0,04. 166 = 6,64 (g)

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…