Cho 0,1 mol CaCO3(r) vào bình chân không dung tích 1 lít để thực hiện phản ứng sau:
CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);
Ở nhiệt độ 820oC , hằng số cân bằng KC = 4,28.10-3
Ở nhiệt độ 880oC, hằng số cân bằng KC = 1,06.10-2.
Tính hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 (%CaCO3 bị phân hủy) khi đạt đến trạng thái cân bằng ở hai nhiệt độ trên. So sánh các kết quả thu được hãy rút ra kết luận và giải thích.
Phản ứng xảy ra: CaCO3 (r) ⇌ CaO(r) + CO2(k);; K = [CO2].
+ Ở nhiệt độ 820oC: KC = 4,28.10-3 , do đó [CO2] = 4,28.10 -3 (mol/l)
=> %H = [ 4,28.10 -3 : 0,1].100% = 4,28%
+ Ở nhiệt độ 880oC: KC = 1,06.10-2 , do đó [CO2] = 1,06.10-2 (mol/l)
=> %H = [ 1,06.10-2 : 0,1].100% = 10,6%
H% = (1,06.10-2/0,1). 100% = 10,6%
Vậy ở nhiệt độ cao hơn, lượng CaO, CO2 tạo thành theo phản ứng nhiều hơn, nghĩa là ở nhiệt độ cao hơn hiệu suất chuyển hóa CaCO3 thành CaO và CO2 lớn hơn.
Giải thích: Phản ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt. Cân bằng phản ứng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.
Lấy 34,2 gam gluxit X trộn với 65,8g dung dịch H2SO4 loãng (t0). Phản ứng kết thúc thu được 2 chất hữu cơ đồng phân A và B. Tìm công thức của X và nồng độ % của A trong dung dịch thu được
X -H2SO4→ A + B (đồng phân) ⇒ X là saccarozo C12H22O11
nA = nB = nX = 34,2/342 = 0,1 mol ⇒ mA = 180 g
⇒ %A = 18/(34,2+65,8) = 18%
Một nguyên tố thuộc khối các nguyên tố s haowcj p có 4 lớp electron, biết rằng lớp ngoài cùng có 4 electron. Nguyên tố này là gì?
Nếu lớp ngoài cùng có 4e ⇒ Cấu hình electron lớp ngoài cùng là 4s24p2 .
⇒ Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố này là: 1s22s22p63s23p63d104s24p2 .
Nguyên tố 32Ge .
Hãy viết công thức cấu tạo các anken sau:
a) pent-2–en
b) 2-metylbut-1-en
c) 2-metylpent-2-en
d) isobutilen
e) 3- metylhex-2-en
f) 2,3-đimetylbut-2-en
a) Pent -2-en | CH3-CH=CH-CH2-CH3 |
b) 2-metylbut-1-en | CH2=C(CH3)-CH3-CH3 |
c) 2-metylpent-2-en | CH3-C(CH3)=CH-CH2-CH3 |
d) isobutilen | CH2=C(CH3)2 |
e) 3- metylhex-2-en | CH3-CH=C(CH3)-CH2-CH2-CH3 |
f) 2,3-đimetylbut-2-en | CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH3 |
a) Hãy kể ra một vài loài hoa quả hoặc cây và cách dùng chúng để giặt rửa?
b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt.
Loại quả và cách dùng chúng để giặt rửa
a) Bồ kết là một loại quả được nhân dân ta sử dụng từ lâu đời làm chất giặt rửa. Thí dụ để gội đầu, người ta nước quả bồ kết, sau đó bẻ nhỏ loại quả này vào chậu nước nóng. Phơi nắng khoảng 30 phút là có thể dùng nước bồ kết để gội đầu rất sạch và không sợ bị rụng tóc.
b) Nêu ưu, nhược điểm của bồ kết, xà phòng, bột giặt
Mặc dù có nhiều ưu điểm như thân thiện môi trường, tác dụng giặt rửa tốt, nhưng dùng bồ kết hạn chế là mát nhiều thời gian chuẩn bị, sử dụng chưa được thuận tiện cho cuộc sống hiện đại
Xà phòng có ưu điểm là trong nước cứng và có thể gây dị ứng với những người mẫn cảm
Bột giặt có thể giặt rửa ngay trong nước cứng, nhưng nhược điểm chính là khó bị phân hủy vi sinh, do đó có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.
Có ba chất rắn màu trắng đựng trong 3 lọ riêng biệt không nhãn là: Na2CO3, NaCl, hỗn hợp NaCl và Na2CO3.
- Hãy nhận biết chất đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hoá học.
- Trình bày cách tiến hành và viết phương trình hoá học.
- Lấy mỗi chất một lượng nhỏ ra ống nghiệm và đánh số thứ tự.
- Nhỏ dung dịch Ba(NO3)2 lần lượt vào 3 ống nghiệm.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa Na2CO3 hoặc hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống nghiệm còn lại chứa NaCl.
- Tiếp tục nhỏ tiếp dung dịch AgNO3 vào ống nghiệm có kết tủa.
⇒Ống nghiệm nào xuất hiện thêm kết tủa chứng tỏ ống nghiệm đó chứa hỗn hợp NaCl và Na2CO3, ống còn lại chứa Na2CO3
⇒Chúng ta đã nhận biết được các chất bị mất nhãn
Phương trình phản ứng hóa học xảy ra:
Ba(NO3)2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaNO3
NaCl + AgNO3 → AgCl↓ + NaNO3
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.