Câu hỏi lý thuyết về tính chất của protein
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do


Đáp án:
  • Câu A. sự đông tụ của protein do nhiệt độ. Đáp án đúng

  • Câu B. phản ứng màu của protein.

  • Câu C. sự đông tụ của lipit.

  • Câu D. phản ứng thủy phân của protein.

Giải thích:

Khi nấu canh cua thì thấy các mảng “riêu cua” nổi lên là do sự đông tụ của protein do nhiệt độ.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho các muối sau: KCl, AgCl, BaSO4, CaCO3, MgCl2, những muối nào không tan trong nước?


Đáp án:

- Phần lớn các muối clorua, sunfat đều tan trừ một số muối như AgCl, BaSO4, CaSO4...

- Phần lớn các muối cacbonat không tan trừ muối của natri, kali

⇒ những muối không tan trong nước là: AgCl, BaSO4, CaCO3

Xem đáp án và giải thích
Quặng boxit chứa Al2O3.2H2O thường có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Để tinh chế quặng, người ta làm như sau : Cho quặng tác dụng với NaOH đặc, dư. Lọc bỏ chất rắn không tan được dung dịch X. Sục CO2 dư vào dung dịch X được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung kết tủa Y ở nhiệt độ cao được A12O3 tinh khiết. Hãy lập sơ đồ biến đổi của các chất trong quá trình tinh chế trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Quặng boxit chứa Al2O3.2H2O thường có lẫn tạp chất là Fe2O3 và SiO2. Để tinh chế quặng, người ta làm như sau : Cho quặng tác dụng với NaOH đặc, dư. Lọc bỏ chất rắn không tan được dung dịch X. Sục CO2 dư vào dung dịch X được kết tủa Y và dung dịch Z. Nung kết tủa Y ở nhiệt độ cao được A12O3 tinh khiết. Hãy lập sơ đồ biến đổi của các chất trong quá trình tinh chế trên.



Đáp án:

Xem đáp án và giải thích
Thực hiện các thí nghiệm sau (a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl (b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo (c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 (d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3 (e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím (f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Thực hiện các thí nghiệm sau

(a)Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl

(b) Cho bột nhôm vào bình chứa khí Clo

(c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3

(d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3

(e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím

(f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường


Đáp án:

Thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường là:

  1. a) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch HCl:
  2. c) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3
  3. d) Nhỏ ancol etylic vào CrO3
  4. e) Sục khí SO2 vào dung dịch thuốc tím
  5. f) Ngâm Si trong dung dịch NaOH

=> Số thí nghiệm xảy ra ở điều kiện thường la 5.

 

 

Xem đáp án và giải thích
Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.
Nâng cao - Tự luận
Câu hỏi:

Khi chưng cất nhựa than đá, người ta thu dược phân đoạn chứa phenol và anilin hòa tan trong ankyl benzen (dung dịch A). Sục khí hidroclorua vào 100 ml dung dịch A thì thu được 1,295 g kết tủa. Nhỏ từ từ nước brom vào 100 ml dung dịch A cho đến khi ngừng mất màu brom thì hết 300 ml dung dịch nước brom 3,2%. Tính nồng độ mol của phenol và anilin trong dung dịch A.


Đáp án:

Gọi số mol của C6H5OH, C6H5NH2 lần lượt là x, y (trong 100 ml dung dịch A)

A + HCl : C6H5NH2 + HCl → C6H5NH3Cl (1)

Theo (1) nHCl phản ứng = nanilin = nmuối = 1,295 : 129,5 = 0,01 (mol)

A + dd Br2:

C6H5OH + 3Br2 → C6H2Br3OH ↓ + 3HBr (2)

C6H5NH2 + 3Br2 → C6H2Br3NH2 ↓ + 3HBr (3)

Coi dung dịch loãng của nước brom có d = 1g/ml, theo đề bài ta có:

nHBr = (300 x 3,2%) : 160 = 0,06 (mol) => 3z = 0,06 – 0,03 = 0,03 mol hay z = 0,01 mol

CM anilin = CM phenol = 0,01 : 0,1 = 0,1 M

Xem đáp án và giải thích
Chất làm quỳ hóa xanh
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Chất nào sau đây có khả năng làm quỳ tím xanh?

Đáp án:
  • Câu A. Alanin

  • Câu B. Anilin

  • Câu C. Etylamin

  • Câu D. Glyxin

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…