Cho dãy các chất: triolein; saccarozơ; nilon-6,6; tơ lapsan; xenlulozơ và glyxyl glyxin. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
Câu A. 6
Câu B. 4 Đáp án đúng
Câu C. 5
Câu D. 3
Chọn B - Có 4 chất thủy phân trong môi trường kiềm là: triolein; nilon-6,6; tơ lapsan; glyxyl glyxin. Triolein. Poli(hexametylen -ađipamit) hay nilon – 6,6. Poli(etylen - terephtalat) hay tơ lapsan. Glyxyl glyxin H2N–CH2–CO–NH–CH2–COOH.
Một nhà máy chế biến thực phẩm, 1 năm sản xuất 200000 tấn glucozo từ tinh bột sắn. Biết hiệu suất phản ứng tạo glucozo là 80%, và trong bột sắn có 90% tinh bột. Tính lượng chất thải ra môi trường nếu nhà máy không tận dụng sản phẩm thừa?
(C6H10O5)n → nC6H12O6
Để sản xuất 200 000 tấn glucozo lượng tinh bột cần là: 200000/ 180.162 = 180 000 tấn ⇒ lượng bột sắn cần là: 180000. 100/90 = 200 000 tấn
Do H = 80% nên thực tế lượng bột sắn cần là: 200000.100 /80 = 250 000.
Lượng chất thải ra môi trường là: 250000 - 200000 = 50000 tấn
Amin có cấu tạo CH3CH2CHNH2CH3 là amin:
Câu A. bậc 3
Câu B. bậc 2
Câu C. bậc 1
Câu D. bậc 4
Hãy chỉ ra từ nào (những từ in nghiêng) chỉ vật thể tự nhiên, từ nào chỉ vật thể nhân tạo, từ nào chỉ chất trong các câu sau đây.
- Chậu có thể làm bằng nhôm hay chất dẻo.
- Xenlulozơ là thành phần chính tạo nên màng tế bào thực vật, có nhiều trong thân cây (gỗ, tre, nứa,...).
Vật thể tự nhiên : thân cây
Vật thể nhân tạo : Chậu
Chất : Nhôm, chất dẻo, xenlulozo.
Về tính chất hoá học, crom giống và khác với nhôm như thế nào ?
Tính chất hóa học của Al và Cr:
* Giống nhau: - Đều phản ứng với phi kim, HCl, H2SO4 (l)
- Đều có màng oxit bảo vệ bền trong không khí và thực tế là không phản ứng với nước
- Đều bị thụ động trong HNO3, H2SO4 (đ, nguội)
* Khác nhau: nhôm chỉ có một trạng thái số oxi hóa là +3 còn crom có nhiều trạng thái số oxi hóa, khi phản ứng với HCl, H2SO4 (l) cho hợp chất Al(III) còn Cr(II)
- Nhôm có tính khử mạnh hơn nên nhôm khử được crom(III)oxit.
Hãy viết cấu hình electron của các nguyên tử có Z = 20, Z= 21, Z = 22, Z = 24, Z = 29 và cho nhận xét cấu hình electron của các nguyên tử đó khác nhau như thế nào?
Cấu hình electron của các nguyên tử là:
Z = 20: 1s22s22p63s23p64s2.
Z = 21: 1s22s22p63s23p63d14s2 .
Z = 22: 1s22s22p63s23p63d24s2
Z = 24: ls22s22p63s23p63d54s1.
Z = 29: ls22s22p63s23p63d104s1
Nhận xét:
- Cấu hình Z= 20 khác với các cấu hình còn lại ở chỗ không có phân lớp 3d.
- Cấu hình Z = 24 và Z = 29 đều có 1 electron ở phân lớp 4s.
- Cấu hình Z= 24 và Z = 22 đều có 2 electron ở phân lớp 4s.
- Ở cấu hình của Z = 24, nếu đúng quy luật thí phải là [Ar] 3d44s2, nhưng do phân lớp 3d vội giả bão hòa nửa phân lớp” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z = 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
- Ở cấu hình của Z= 29, nếu đúng quy luật thì phải là [Ar] 3d94s2, nhưng do phân lớp 3d “vội bão hòa” nên mới có cấu hình như trên.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.