Câu hỏi lý thuyết về chống ăn mòn
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Để bảo vệ vỏ tàu người ta thường dùng phương pháp nào sau đây :


Đáp án:
  • Câu A. Dùng hợp kim không gỉ

  • Câu B. Dùng chất chống ăn mòn

  • Câu C. Mạ 1 lớp kim loại bền lên vỏ tàu

  • Câu D. Gắn lá Zn lên vỏ tàu. Đáp án đúng

Giải thích:

Đáp án : D Khi gắn lá kẽm lên vỏ tàu(Fe) thì tạo pin điện với cực (-) là Zn => khi đó Zn bị oxi hóa chứ không phải là Fe => bảo vệ được tàu thời gian dài, chi phí tiết kiệm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Bài tập so sánh lực bazơ của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho dãy các chất: C6H5NH2 (1), C2H5NH2 (2), (C6H5)2NH (3), (C2H5)2NH (4), NH3 (5) (C6H5- là gốc phenyl). Dãy các chất sắp xếp heo thứ tự lực bazo giảm dần là:


Đáp án:
  • Câu A. (4), (1), (5), (2), (3)

  • Câu B. (3), (1), (5), (2), (4)

  • Câu C. (4), (2), (3), (1), (5)

  • Câu D. (4), (2), (5), (1), (3)

Xem đáp án và giải thích
Cho từ từ phenol vào nước brom; stiren vào dung dịch brom trong CCl4. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho từ từ phenol vào nước brom; stiren vào dung dịch brom trong CCl4. Nêu hiện tượng và viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

– Khi cho phenol vào nước brom thì có kết tủa trắng xuất hiện:

- Khi cho stiren vào dung dịch brom trong CCl4 thì dung dịch brom bị nhạt màu, do:

Xem đáp án và giải thích
Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một mẫu kim loại thủy ngân có lẫn tạp chất kẽm, thiếc, chì. Để làm sạch các tạp chất này có thể cho mẫu thủy ngân trên tác dụng với lượng dư của dung dịch nào?


Đáp án:

Khi cho mẫu thuỷ ngân lẫn các tạp chất kém, thiếc, chì phản ứng với Hg(HNO3)2 dư sẽ xảy ra các phản ứng:

Zn + Hg(NO3)2 → Zn(NO3)2 + Hg

Sn + Hg(NO3)2 → Sn(NO3)2 + Hg

Pb + Hg(NO3)2 → Pb(NO3)2 + Hg

Vậy toàn bộ các tạp chất được loại bỏ khỏi Hg

Xem đáp án và giải thích
Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao những đồ dùng bằng sắt thường bị gỉ tạo thành gỉ sắt và dần dần đồ vật không dùng được ?


Đáp án:

Khi tiếp xúc với không khí ẩm có oxi, hơi nước …. sắt bị oxi hóa theo các phản ứng sau:

2Fe  +    O2    +   2H2O    Không khí ẩm →     2Fe(OH)2

4Fe(OH)2    +    O2    +   2H2O  →      4Fe(OH)3

Fe(OH)3 bị loại nước dần tạo thành Fe2O3 theo thời gian. Vì gỉ sắt Fe2O3.nH2O xốp nên quá trình ăn mòn tiếp diễn vào lớp bên trong đến khi toàn bộ khối kim loại đều gỉ. Gỉ sắt không còn tính cứng, ánh kim, dẻo của sắt mà xốp, giòn nên làm đồ vật bị hỏng.

Xem đáp án và giải thích
Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và KHCO3 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc).
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho từ từ 100 ml dung dịch HCl 1,5M vào 100 ml dung dịch hỗn hợp gồm Na2CO3 1M và KHCO3 1M, thu được V lít khí CO2 (đktc). Tìm V?


Đáp án:

Nhỏ từ từ H+ vào HCO3- và CO32-, sẽ phản ứng đồng thời theo tỉ lệ của 2 muối.

3H+ + HCO3- + CO32- → 2CO2 + 2H2O

nHCl = 0,15 mol; nCO32- = nHCO3- = 0,1 mol

⇒ H+ hết, nCO2 = 0,1 mol ⇒ V = 2,24 lít

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…