Câu hỏi lý thuyết về cấu tạo của amino axit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử có chứa ?


Đáp án:
  • Câu A. nhóm cacboxyl

  • Câu B. 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl

  • Câu C. nhóm amino

  • Câu D. nhóm amino và nhóm cacboxyl Đáp án đúng

Giải thích:

Chọn D. - Amino axit là loại hợp chất hữu cơ tạp chức mà phân tử chứa đồng thời nhóm amino (NH2) và nhóm cacboxyl (COOH). Công thức chung: (H2N)x – R – (COOH)y

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Nguyên tố natri thuộc chu kì 3 và nhóm IA, hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của natri.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tố natri thuộc chu kì 3 và nhóm IA, hãy cho biết đặc điểm về cấu hình electron nguyên tử và tính chất hóa học cơ bản của natri.


Đáp án:

Cấu hình electron nguyên tử của Na: ls2 2s2 2p6 3s1 .

Tính chất hóa học cơ bản:

- Là kim loại điển hình.

- Hóa trị cao nhất với oxi là 1: Công thức oxit: Na2O.

- Công thức hợp chất hiđroxit NaOH

- Oxit và hidroxit có tính bazo mạnh.

Xem đáp án và giải thích
Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám. Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Đun nóng mạnh hỗn hợp gồm 28g bột sắt và 20g bột lưu huỳnh thu được 44g chất sắt (II) sunfua (FeS) màu xám.

   Biết rằng, để cho phản ứng hóa hợp xảy ra hết người ta đã lấy dư lưu huỳnh. Tính khối lượng lưu huỳnh lấy dư.


Đáp án:

 Theo định luật bảo toàn khối lượng, ta có công thức khối lượng của phản ứng:

    mFe + mS = mFeS

   Khối lượng lưu huỳnh đã hóa hợp với sắt là:

   mS = mFeS – mFe = 44 – 28 = 16(g)

   Khối lượng lưu huỳnh lấy dư: 20 – 16 = 4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết liên quan tới phản ứng điều chế andehit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Rượu nào sau đây đã dùng để điều chế andehit propionic:


Đáp án:
  • Câu A. etylic

  • Câu B. i-propylic

  • Câu C. n-butylic

  • Câu D. n-propylic

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua. a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1. b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo. c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hợp chất A (không chứa clo) cháy được trong khí clo tạo ra nitơ và hiđro clorua.

a) Xác định công thức phân tử của khí A, biết rằng tỉ lệ giữa thể tích khí clo tham gia phản ứng và thể tích nitơ tạo thành là 3: 1.

b) Viết phương trình hóa học của phản ứng giữa A và clo.

c) Tính số oxi hóa của tất cả các nguyên tố trước và sau phản ứng.


Đáp án:

a) Xác định công thức khí A:

Sơ đồ phản ứng: A + Cl2 → N2 + 2HCl

Theo sơ đồ ta thấy: Cứ 1 thể tích Clo tương ứng tạo ra 2 thể tích khí HCl

Từ tỉ lệ: VCl2 : VN2 = 3:1 ⇒ VHCl : VN2 = 6:1

Vậy trong phân tử A có 3 nguyên tố H và 1 nguyên tử N. Công thức phân tử của A là: NH3.

b) Phản ứng: 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl

c) Tính số oxi hóa

Xem đáp án và giải thích
Đốt chấy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc), 5,3 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 8,2 gam X là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Đốt chấy hoàn toàn 8,2 gam hợp chất hữu cơ X, thu được 3,36 lít CO2 (đktc), 5,3 gam Na2CO3 và 2,7 gam H2O. Khối lượng nguyên tố oxi trong 8,2 gam X là bao nhiêu?


Đáp án:

nC = nCO2 + nNa2CO3 = 0,15 + 0,05 = 0,2 ⇒ mC = 2,4

nH = 2nH2O = 0,3 ⇒ mH = 0,3

nNa = 2nNa2CO3 = 0,1 ⇒ mNa = 2,3

⇒ mO = mX – mNa – mC – mH = 3,2 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…