Carbohidrat
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Đun nóng xenlulozơ trong dung dịch H2SO4 loãng, sản phẩm thu được là?

Đáp án:
  • Câu A. saccarozơ

  • Câu B. amilozơ

  • Câu C. glucozơ Đáp án đúng

  • Câu D. fructozơ

Giải thích:

Chọn C. - Phản ứng: (C6H10O5)n ---+H2O, H+---> C6H12O6 (glucozơ)

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn các biến hóa sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết phương trình phản ứng hóa học biểu diễn các biến hóa sau và cho biết mỗi phản ứng thuộc loại phản ứng nào?

a) K -> K2O -> KOH

b) P -> P2O5  -> H3PO4

 


Đáp án:

a, K → K2O → KOH

4K + O2 → 2K2O

K2O + H2O → 2KOH

Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.

b, P → P2O5 → H3PO4

4P + 5O2 → 2P2O5

P2O5 + 3H2O → 2H3PO4

Hai phản ứng trên đều là phản ứng hóa hợp.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Vì sao cồn có khả năng sát khuẩn ?


Đáp án:

Cồn là dung dịch rượu etylic (C2H5OH) có khả năng thẩm thấu cao, có thể xuyên qua màng tế bào đi sâu vào bên trong gây đông tụ protein làm cho tế bào chết. Thực tế là cồn 75o có khả năng sát trùng là cao nhất. Nếu cồn lớn hơn 75o thì nồng độ cồn quá cao làm cho protein trên bề mặt vi khuẩn đông cứng nhanh hình thành lớp vỏ cứng ngăn không cho cồn thấm vào bên trong nên vi khuẩn không chết. Nếu nồng độ nhỏ hơn 75o thì hiệu quả sát trùng kém.

Xem đáp án và giải thích
Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một oxit được tạo bởi 2 nguyên tố sắt và oxi trong đó tỉ lệ khối lượng giữa sắt và oxi là 7/3. Tìm công thức phân tử của oxit đó.


Đáp án:

   Gọi công thức hóa học của oxit sắt là: FexOy:

 mFe/mO = 56x/16y =7/3

=> x/y = 1/1,5 = 2/3

=> x = 2; y =3

   Công thức hóa học: Fe2O3.

 

 

 

 

 

Xem đáp án và giải thích
Các tác nhân gây ô nhiễm nước
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các nhóm tác nhân hóa học sau:

(1) Ion kim loại nặng như Hg2+; Pb2+

(2) Các anion NO3 - ; SO42-; PO43- ở nồng độ cao

(3) Thuốc bảo vệ thực vật

(4) CFC (khí thoát ra từ một số thiết bị làm lạnh)

Những nhóm tác nhân đều gây ô nhiễm nguồn nước là:


Đáp án:
  • Câu A.

    (2); (3); (4)      

  • Câu B.

    (1); (2); (4)

  • Câu C.

    (1); (3); (4)   

  • Câu D.

    (1); (2); (3)  

Xem đáp án và giải thích
Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho dung dịch Na2CO3 và dung dịch hỗn hợp NaHCO3 và Na2CO3. Trình bày phương pháp hoá học phân biệt hai dung dịch trên.



Đáp án:

Cho dung dịch BaCl2 đến dư vào 2 dung dịch, sau đó lọc bỏ kết tủa và cho dung dịch HCl vào dung dịch nước lọc. Dung dịch nào có khí bay ra thì dung dịch ban đầu là NaHCO3 và Na2CO3

BaCl2 + Na2CO3 → BaCO3↓ + 2NaCl

HCl + 2NaHCO3 → Na2CO3 + CO2↑+ H2O



Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…