Cặp chất xảy ra phản ứng ở t0 thường
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các cặp chất sau: (1). Khí Cl2 và khí O2. (2). Khí H2S và khí SO2. (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. (7). Hg và S. (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. (9). CuS và dung dịch HCl. (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. Số cặp chất xảy ra phản ứng hóa học ở nhiệt độ thường là

Đáp án:
  • Câu A. 8 Đáp án đúng

  • Câu B. 7

  • Câu C. 9

  • Câu D. 10

Giải thích:

Chọn đáp án A (1). Khí Cl2 và khí O2. Không phản ứng (6). Dung dịch KMnO4 và khí SO2. 5SO2 +2 KMnO4 + 2 H2O→K2SO4 +2MnSO4 + 2 H2SO4 (2). Khí H2S và khí SO2. SO2 + 2H2S→3S↓ +2H2O (7). Hg và S. Hg + S→HgS (3). Khí H2S và dung dịch Pb(NO3)2. H2S + Pb(NO3)2 →PbS↓ +2HNO3 (8). Khí CO2 và dung dịch NaClO. NaClO + CO2 + H2O→NaHCO3 + HClO (4). Khí Cl2 và dung dịch NaOH. Cl2 + 2NaOH → H2O + NaCl + NaClO (9). CuS và dung dịch HCl. Không phản ứng (5). Khí NH3 và dung dịch AlCl3. AlCl3 + 3H2O + 3NH3 → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl (10). Dung dịch AgNO3 và dung dịch Fe(NO3)2. AgNO3 + Fe(NO3)2 → Ag + Fe(NO3)3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1,00 tấn benzen với hiệu suất 78,0%.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho benzen tác dụng với lượng dư HNO3 đặc có xúc tác H2SO4 đặc để điều chế nitrobenzen. Tính khối lượng nitrobenzen thu được khi dùng 1,00 tấn benzen với hiệu suất 78,0%.


Đáp án:

Phương trình phản ứng:

Do H = 78% nên lượng nitro benzen thu được là:

Xem đáp án và giải thích
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt proton, nơtron, electron là 36, trong đó số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Tính số hạt proton của X?


Đáp án:

Gọi số hạt proton, nơtron và electron trong X lần lượt là p, n và e.

X có tổng số hạt là 36 nên p + n + e = 36 (1).

Mà nguyên tử trung hòa về điện nên p = e, thay vào (1) ta được: 2p + n = 36 (2).

Trong nguyên tử X, hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện nên:

(p + e) = 2n hay p = n (3)

Thay (3) vào (2) được p = n = 12.

Vậy số hạt proton của X là 12.

Xem đáp án và giải thích
Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là hạt gì?


Đáp án:

Hạt mang điện trong nhân nguyên tử là proton.

Xem đáp án và giải thích
Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng 
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Oxi hóa hoàn toàn một dung dịch chứa 27 gam glucozơ bằng dung dịch AgNO3/NH3. Tính khối lượng AgNO3 đã tham gia phản ứng 


Đáp án:

C5H11O5CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → C5H11O5COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

nAgNO3 = 2nglucozo = 2.27/180 = 0,3 (mol) ⇒ mAgNO3 = 0,3. 170 = 51g

Xem đáp án và giải thích
Khi hòa tan đồng (II) bromua (CuBr2) vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này , dung dịch chuyển màu lam và dẫn điện. Hãy giải thích hiện tượng?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khi hòa tan đồng (II) bromua () vào axeton, thu được dung dịch màu nâu không dẫn điện ; Nếu thêm nước vào dung dịch này , dung dịch chuyển màu lam và dẫn điện. Hãy giải thích hiện tượng?



Đáp án:

Dung dịch đồng (II) bromua trong axeton chứa các phân tử . Sự điện li của các phân tử  thành ion không xảy ra vì phân tử axeton không phân cực. Dung dịch không có các tiểu phân mang điện tích, vì thế dung dịch không dẫn điện. Khi thêm nước, sự điện li đồng bromua bắt đầu, tạo ra các ion đồng hiđrat hóa có màu lam. Dung dịch chứa các ion dương và âm chuyển động tự do vì thế dung dịch dẫn được điện.


Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…