Các ứng dụng của kali
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Các ứng dụng của kali


Đáp án:

- Các loại phân hóa học chứa kali như clorua kali, sulfat kali, cacbonat kali v.v ………

    + Nitrat kali được sử dụng trong thuốc súng.

    + Cacbonat kali được sử dụng trong sản xuất thủy tinh.

    + Thủy tinh được xử lý bằng kali lỏng là có độ bền cao hơn so với thủy tinh thường.

    + NaK là hợp kim của kali với natri được sử dụng như là chất truyền nhiệt trung gian.

    + Nguyên tố này là thành phần rất cần thiết cho sự phát triển của cây cối và được tìm thấy trong nhiều loại đất

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chất béo là gì? Dầu ăn và mỡ động vật có điểm gì khác nhau về cấu tạo và tính chất vật lí? Cho ví dụ minh họa?


Đáp án:

- Chất béo là trieste của glixerol và các axit béo, gọi chung là triglixerit.

Công thức cấu tạo chung của chất béo là:

trong đó R1, R2, R3 là gốc axit, có thể giống nhau hoặc khác nhau.

- Dầu ăn và mỡ động vật đều là este của glixerol và các axit béo. Chúng khác nhau ở chỗ:

   + Dầu ăn thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon không no, chúng ở trạng thái lỏng.

Ví dụ: (C17H33COO)3C3H5

   + Mỡ động vật thành phần là các axit béo có gốc hiđrocacbon no, chúng ở trạng thái rắn.

Ví dụ: (C17H35COO)3C3H5

Xem đáp án và giải thích
Hóa học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khỏe con người?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hóa học có vai trò như thế nào trong việc đáp ứng nhu cầu may mặc và bảo vệ sức khỏe con người?


Đáp án:

- Đáp ứng nhu cầu may mặc của con người hóa học đã tạo ra nhiều chất nhuộm, chất phụ gia làm cho màu sắc các loại tơ, vải thêm đẹp, rực rỡ hơn.

- Để bảo vệ sức khỏe của con người nghành hóa học dược phẩm ngày một phát triển, sản xuất các loại thuốc gồm: vacxin, thuốc chữa bệnh, các loại vitamin, thuốc giảm đau, thuốc tăng cường thể lực, ...

Xem đáp án và giải thích
Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi khí ngừng thoát ra thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho m gam Al vào dung dịch HCl dư đến khi khí ngừng thoát ra thấy khối lượng phần dung dịch tăng 14,4 gam so với dung dịch HCl ban đầu. Tính khối lượng muối tạo thành trong dung dịch?


Đáp án:

2Al + 6HCl => 2AlCl3 + 3H2

Khối lượng dung dịch giảm = mAl – mkhí = 14,4 Þ 27x – 1,5x.2 = 14,4 Þ x = 0,6

Muối thu được là AlCl3 có m = 80,1 (g)

Xem đáp án và giải thích
Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ toC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn). a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0,08M. b) Tính P2 theo P1
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Một bình kín đựng oxi ở nhiệt độ toC có áp suất P1(atm), sau khi phóng tia lửa điện để chuyển oxi thành ozon bình được đưa về nhiệt độ ban đầu, áp suất khí trong bình lúc này là P2. Tiếp tục dẫn khí trong bình qua dung dịch KI (dư), thu được dung dịch A và 2,2848 lít khí (điều kiện tiêu chuẩn).

a) Tính hiệu suất của quá trình ozon hóa. Biết rằng để trung hòa dung dịch A cần dùng 150ml dung dịch H2SO4 0,08M.

b) Tính P2 theo P1


Đáp án:

a) nH2SO4 = 0,15.0,08 = 0,012 mol

nO2 dư + nO2 mới sinh = 2,2848/22,4 = 0,102 mol

3O2    -tia lửa điện→     2O3 (1)

0,018              ←           0,012 mol

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 (2)

0,012        ← 0,024 mol     →     0,012

H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O (3)

0,012 mol → 0,024 mol

Từ pt (3) ⇒ nKOH = 2.nH2SO4 = 2.0,012 = 0,024 mol

Từ pt (2) ⇒ nO3 pư = nO2 sinh ra = 1/2. nKOH = 0,012 mol

Từ pt(1) ⇒ nO2 pư = 3/2. nO3 = 0,018 mol

⇒ nO2 ban đầu = 0,018 + 0,102 – 0,012 = 0,108 mol

Hiệu suất phản ứng là:

H% = (0,018/0,108). 100% = 16,67%

b) Bình kín và nhiệt độ không đổi ta có: P1/P2 = n1/n2 = 0,108/0,102 => P2 = 0,944P1

Xem đáp án và giải thích
Phân biệt các khái niệm: a) Peptit và protein. b) Protein đơn giản và protein phức tạp. c) Protein phức tạp và axit nucleic.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Phân biệt các khái niệm:

a) Peptit và protein.

b) Protein đơn giản và protein phức tạp.

c) Protein phức tạp và axit nucleic.


Đáp án:

a) Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Peptit là loại hợp chất chứa từ 2 đến 50 gốc α-amino axit liên kết với nhau bởi các liên kết peptit.

b) Protein đơn giản là loại protein mà khi thủy phân chỉ cho hỗn hợp các α-amino axit, thí dụ như anbumin của lòng trắng trứng, fibroin của tơ tằm,...

Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

c) Protein phức tạp là loại protein được tạo thành từ protein đơn giản cộng với thành phần "phi protein" nữa, thí dụ như nucleoprotein chứa axit nucleic, lipoprotein chứa chất béo, ...

Axit nucleic là protein của axit photphoric và pentozơ (monosaccarit có 5C, mỗi pentozơ lại liên kết với một bazơ nitơ (đó là các hợp chất dị vòng chứa nitơ được kí hiệu là A, X, G, T, U).

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…