Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Biết rằng một số chất tan trong nước tự nhiên có lợi cho cơ thể. Theo em, nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt hơn?


Đáp án:

Nước khoáng uống tốt hơn vì trong nước khoáng có nhiều chất tan có lợi cho cơ thể.

Nước cất được dùng trong pha chế thuốc hoặc trong phòng thí nghiệm.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để xác định hàm lượng của Ag trong hợp kim người ta hòa tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit clohidric vào dung dịch trên thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng A trong hợp kim.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để xác định hàm lượng của Ag trong hợp kim người ta hòa tan 0,5 gam hợp kim đó vào dung dịch axit nitric. Cho thêm dung dịch axit clohidric vào dung dịch trên thu được 0,398 gam kết tủa. Tính hàm lượng A trong hợp kim.


Đáp án:

Ag → Ag+ + 1e

Ag+ + HCl → AgCl ↓ + H+

Số mol kết tủa là

nAgCl = 0,398/143,5 mol

Theo pt nAg = nAg+ = nAgCl = 0,398/143,5 mol

Khối lượng Ag là: mAg = 0,3g

%mAg= 0,3/0,5 .100% = 60%

Xem đáp án và giải thích
Amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây là sai?

Đáp án:
  • Câu A. N-Metylanilin là một amin thơm.

  • Câu B. Metylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí.

  • Câu C. Muối metylamoni clorua không tan trong nước

  • Câu D. Khi cho anilin phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH lại thu được anilin.

Xem đáp án và giải thích
Tính nồng độ mol của cation và anion trong các dung dịch sau: a) Ba(NO3)20,10M. b) HNO3 0,020M. c) KOH 0,010M.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tính nồng độ mol của cation và anion trong các dung dịch sau:

a) Ba(NO3)20,10M.

b) HNO3 0,020M.

c) KOH 0,010M.


Đáp án:

a) Ba(NO3)2→ Ba2+ + 2NO3-

0,1M     →   0,1M    →    0,2M

b) HNO3 → H+ + NO3-

0,02M     → 0,02M →    0,02M

c) KOH → K+ + OH-

0,01M    →     0,01M →   0,01M

Xem đáp án và giải thích
Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí A.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hỗn hợp khí A chứa một ankan và một monoxicloankan. Tỉ khối của A đối với hiđro là 25,8. Đốt cháy hoàn toàn 2,58 g A rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư, thu được 35,46 g kết tủa. Xác định công thức phân tử và phần trăm thể tích của từng chất trong hỗn hợp khí A.





Đáp án:

Giả sử trong 2,58 g hỗn hợp A có X mol (n > 1) và y mol  (m > 3). Vì MA¯ = 25,8 X 2 (g/mol) nên :

x mol                                    nx mol

y mol                             my mol

SỐ mol CO2 = SỐ mol BaCO3 = 0,18 (mol)

nx + my = 0,18 (2)

Khối lượng hỗn hợp A :

(14n + 2)x + 14my = 2,58 (3)

 14(nx + my) + 2x = 2,58 => 2x = 2,58 - 14 X 0,18

 x = 0,03 ; y = 0,05 - 0,03 = 0,02

Thay giá trị của x và y vào (2) ta có

0,03n + 0,02m = 0,18

3n + 2m = 18

3n = 18 - 2m

  n = 6 - 

Nghiệm thích hợp là m = 3 ; n = 4.

Nghiệm m = 6 và n = 2 phải loại vì C6H12 là chất lỏng (ts = 81°C).

% về thể tích của C4H10 : (. 100% = 60,0%

% về thể tích của C3H6 : 100% - 60% = 40,0% thể tích hỗn hơp A.





Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hết 2,66 gam hỗn hợp Fe, Cu, Al bởi dung dịch HNO3, tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Hòa tan hết 2,66 gam hỗn hợp Fe, Cu, Al bởi dung dịch HNO3, tạo thành 0,01 mol NO và 0,04 mol NO2 (không còn sản phẩm khử nào khác). Khối lượng muối khan thu được bao nhiêu?

Đáp án:

Ta có: nNO3- = ne = 3nNO + nNO2 = 0,07 mol
=> m muối = m kim loại + mNO3- = 7 gam

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…