Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí: CO2, SO2, SO3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Bằng phương pháp hóa học hãy nhận biết các khí: CO2, SO2, SO3.


Đáp án:

- Cho qua dung dịch Br2 nhận biết SO2 do làm nhạt màu nâu của dung dịch brom:

Br2 + SO2 + 2H2O → 2HBr + H2SO4

- Cho qua dung dịch BaCl2 nhận biết SO3 do tạo kết tủa màu trắng:

BaCl2 + SO3 + H2O → BaSO4↓ + 2HCl

- Còn lại là CO2.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Trình bày phương pháp hóa học nhận biết các dung dịch sau: Na2S, K2CO3, BaCl2, Na2SO3, NaCl.


Đáp án:

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử

Cho dung dịch H2SO4 lần lượt vào các mẫu thử trên

- Mẫu thử tạo kết tủa trắng là BaCl2

BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 ↓ + 2HCl

- Mẫu thử không có hiện tượng gì là NaCl

- Mẫu thử tạo khí có mùi trứng ung (trứng thối) là Na2S

Na2S + H2SO4 → Na2SO4 + H2S↑

- Mẫu thử tạo khí mùi hắc là Na2SO3.

Na2SO3 + H2SO4 → Na2SO4 + SO2 ↑+ H2O

- Mẫu thử tạo khí không màu, không mùi là K2CO3

K2CO3 + H2SO4 → K2SO4 + CO2↑ + H2O

Xem đáp án và giải thích
Chất tác dụng Cu(OH)2
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Dãy các chất nào dưới đây đều phản ứng được với Cu(OH)2 ở điều kiện thường

Đáp án:
  • Câu A. Etylen glicol, glixerol và ancol etylic

  • Câu B. Glixerol, glucozơ và etyl axetat.

  • Câu C. Glucozơ, glixerol và saccarozơ

  • Câu D. Glucozơ, glixerol và metyl axetat.

Xem đáp án và giải thích
Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước: CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O. a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p. b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan. c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Khí metan CH4 có trong khí tự nhiên hoặc trong khí bioga. Khí metan cháy trong không khí sinh ra khí cacbon đioxit và nước:

CH4 + 2O2 → CO2 + 2H2O.

a) Tính thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 khí metan. Các thể tích khí đo cùng điều kiện to và p.

b) Tính thể tích khí CO2 (đktc) thu được sau khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan.

c) Khí metan nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?


Đáp án:

a) Theo phương trình hóa học, ta thấy nếu đốt cháy hết 1 mol phân tử khí CH4 thì phải cần 2 mol phân tử khí O2. Do đó thể tích khí oxi cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 2 lít khí metan là:

VO2 = 2 . 2 = 4 lít.

b) Theo phương trình phản ứng, khi đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol khí metan thì cũng sinh ra 0,15 mol khí cacbon đioxit. Do đó thể tích khí CO2 thu được là:

VCO2 = 0,15 . 22,4 = 3,36 lít.

c) Tỉ khối của khí metan và không khí là: dCH4/KK = 16/29 = 0,55

Vậy khí metan nhẹ hơn không khí 0,55.

Xem đáp án và giải thích
Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc). Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H2 (đktc). Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H2 (đktc). Giá trị của m là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Chia m gam hỗn hợp các kim loại Al, Fe, Ba thành 3 phần bằng nhau.

        Phần 1 tác dụng với nước dư, thu được 0,896 lit H2 (đktc).

        Phần 2 tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 1,568 lit H(đktc).

        Phần 3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 2,24 lit H(đktc).

Giá trị của m là


Đáp án:

Gọi số mol Al, Fe, Ba ban đầu là 3x, 3y, 3z mol

Mỗi phần có x, y, z mol mỗi KL Nhận thấy VH2 (phần 2) >VH2 (phần 1) 

Chứng tỏ ở phần 1, Al dư, Ba(OH)2 hết, số mol các sản phẩm tính theo Ba(OH)2 

- Phần 1: 

Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2

 2Al + Ba(OH)2 + 2H2O →  Ba(AlO2)2 + 3H2

→ z + 3z = nH2 = 0,896 : 22,4 = 0,04 mol

→ z = 0,01 mol

→ nBa = 0,01 mol

- Phần 2:

Ta có: nNaOH = 0, 05 mol; nH2 = 0, 07 mol

 2Al + 2NaOH →  2H2O + 2NaAlO2 + 3H2 (1)

 Ba + 2H2O →  Ba(OH)2 + H2 (2) 

Số mol KL mỗi phần đều bằng nBa = 0,01 mol

 → nH2(2) = 0,01 mol 

Tổng nH2= 0,07 mol 

→ nH2(1) = 0,06 mol

→ x = nAl = (⅔).0,06  = 0,04 mol 

- Phần 3: 

Ta có: nH2 = 0,1 mol 

Ba + 2HCl → BaCl2 + H2  → nH2 = 0,01 mol 

2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2 → nH2 = 0,06 mol 

Fe + 2HCl + FeCl2 + H2 (3) 

→ nH2 (3) = 0,03 mol = nFe

Vậy mỗi phần có chứa: Al: 0,04 mol;  Fe : 0, 03 mol; Ba : 0,01 mol

Xem đáp án và giải thích
Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Từ Mg, MgO, Mg(OH)2 và dung dịch axit sunfuric loãng, hãy viết các phương trình phản ứng hóa học điều chế magie sunfat.


Đáp án:

Phương trình hóa học:

Mg + H2SO4(loãng) → MgSO4 + H2

MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O

Mg(OH)2 + H2SO4 → MgSO4 + 2H2O

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…