Bạn em cho rằng có thể biến đổi kim loại Pb thành kim loại Au. Để chứng minh cho ý tưởng của mình, bạn em ngâm một lá chì nhỏ trong một dung dịch trong suốt. Sau ít phút lấy lá chì ra khỏi dung dịch, nhận thấy lá kim loại ban đầu đã biến đổi thành kim loại có màu vàng.
a) Ý tưởng của bạn em có đúng không? Vì sao?
b) Dung dịch trong suốt mà bạn em đã từng dùng là dung dịch gì?
c) Hiện tượng trên được giải thích như thế nào? Viết phương trình hoá học dạng ion thu gọn.
a) Ý tưởng của bạn em không đúng. Vì các phản ứng hoá học chỉ làm thay đổi cấu trúc lớp electron bên ngoài của nguyên tử. Chúng ta đã biết nguyên tử của nguyên tố hoá học được đặc trưng bằng số proton trong hạt nhân nguyên tử. Phản ứng hoá học không thể làm thay đổi các thành phần trong hạt nhân. Do đó không thể biến đổi Pb thành Au bằng phản ứng hoá học được.
b) Dung dịch đã dùng có chứa ion thí dụ dung dịch
c) Pb đã khử ion thành Au và phủ một lớp bên ngoài kim loại Pb:
Ngâm một đinh sắt sạch trong dung dịch đồng (II) sunfat. Câu trả lời nào sau đây là đúng nhất cho hiện tượng quan sát được?
a) Không có hiện tượng nào xảy ra.
b) Kim loại đồng màu đỏ bám ngoài đinh sắt, đinh sắt không có sự thay đổi.
c) Một phần đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng bám ngoài đinh sắt và màu xanh của dung dịch ban đầu nhạt dần.
d) Không có chất mới nào được sinh ra, chỉ có một phần đinh sắt bị hòa tan.
Giải thích cho sự lựa chọn đó và viết phương trình phản ứng xảy ra.
Câu c đúng.
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Khi cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4, đinh sắt bị hòa tan, kim loại đồng sinh ra bám ngoài đinh sắt, dung dịch CuSO4 tham gia phản ứng (tạo thành FeSO4) nên màu xanh của dung dịch ban đầu sẽ bị nhạt dần.
Chú ý: Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng.
Tính thể tích dung dịch HNO3 67,5% (khối lượng riêng là 1,5 gam/ml) cần dùng để tác dụng với xenlulozơ tạo thành 89,1 kg xenlulozơ trinitrat (biết lượng HNO3 bị hao hụt là 20%)
Vì lượng HNO3 hao hụt 20% nên hiệu suất phản ứng chỉ đạt 80%. Gọi x là số kg HNO3 đem phản ứng thì lượng HNO3 phản ứng là x.80% kg.
Phương trình phản ứng :
Theo (1) và giả thiết ta thấy khối lượng HNO3 nguyên chất đã tham gia phản ứng là :
Thể tích dung dịch HNO3 nguyên chất cần dùng là :
Vdd HNO3 67,5% = 105/1,5 = 70 lít
Khẳng định nào sau đây đúng ?
Câu A. Đun nóng tinh bột với dung dịch axit thì xảy ra phản ứng khâu mạch polime
Câu B. Trùng hợp axit ω-amino caproic thu được nilon-6.
Câu C. Polietilen là polime trùng ngưng
Câu D. Cao su buna có phản ứng cộng
Trình bày phương pháp hóa phân biệt các chất lỏng sau: benzen, stiren, toluen và hex-1-in.
C6H6 | C6H5-CH=CH2 | C6H5CH3 | Hex-1-in | |
Dd AgNO3/NH3 | Không hiện tượng | Không hiện tượng | Không hiện tượng | Kết tủa |
Dd KMnO4, to thường | Không hiện tượng | Nhạt màu | Không hiện tượng | |
Dd KMnO4, to cao | Không hiện tượng | Nhạt màu |
PTHH:
CH ≡ CH - CH2 - CH2 - CH3 + AgNO3 + NH3 → AgC ≡ C - CH2 - CH2 - CH3↓ + NH4NO3
Lấy một số thí dụ chứng minh: bản chất của phản ứng trong dung dich điện li là phản ứng giữa các ion?
Thí dụ 1: AgNO3 + NaCl → AgCl ↓ + NaNO3
AgNO3, NaCl, NaNO3 là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
Ag+ + NO3- + Na+ + Cl- → AgCl ↓ + NO3- + Na+
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của:
Ag+ + Cl- → AgCl ↓
Còn các ion NO3- và Na+ vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng.
Thí dụ 2: Na2SO3 + 2HCl → 2 NaCl + H2O + SO2 ↑
Na2SO3, HCl, và NaCl là những chất điện li mạnh trong dung dịch, chúng phân li thành các ion. Ta có phương trình ion:
2Na+ + SO32- + 2H+ + 2Cl- → 2Na+ + 2Cl- + H2O + SO2 ↑
2H+ + SO32- → H2O + SO2 ↑
Vậy thực chất trong dung dịch chỉ có phản ứng của 2H+ và SO32- còn các ion Na+ và Cl- vẫn tồn tại trong dung dịch trước và sau phản ứng. Thực chất các phản ứng trong dung dịch điện li là phản ứng giữa các ion vì các chất điện li đã phân li thành các ion.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.