Bài toán liên quan tới quá trình điều chế poli(vinyl clorua)
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Poli (vinyl clorua) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (chứa 95% thể tích khí metan) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau: Metan ---(H = 15%)---> Axetilen ----(H=95%)---> Vinylclorua ---(H=90%)---> PVC. Muốn tổng hợp 3,125 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)? (H=1, C=12, O=16, Cl = 35,5)


Đáp án:
  • Câu A. 17466 m3

  • Câu B. 18385 m3 Đáp án đúng

  • Câu C. 2358 m3

  • Câu D. 5580 m3

Giải thích:

Đáp án B Phân tích : Ta có thể tóm tắt toàn bộ quá trình phản ứng như sau 2nCH4 ---15%---> nC2H2 ----95%---> nCH2CHCl ---90%---> (CH2-CHCl)n ; nPVC = (3,125.106)/ 62,5 = 5.10^4 mol; Từ đó ta tính được 18385 m3

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Peptit
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Phát biểu nào sau đây đúng ?

Đáp án:
  • Câu A. Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường bazơ nhưng bền trong môi trường axit.

  • Câu B. Trong phân tử tetrapeptit mạch hở có 4 liên kết peptit.

  • Câu C. Trong môi trường kiềm, đipeptit mạch hở tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu tím.

  • Câu D. Protein là những polipeptit cao phân tử có phân tử khối từ vài chục nghìn đến vài triệu.

Xem đáp án và giải thích
Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Vì sao thức ăn nấu khê cháy dễ gây ung thư ?


Đáp án:

Theo các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới, nấu thức ăn quá cháy dễ gây ung thư. Chất asparagin trong thực phẩm dưới nhiệt độ cao sẽ kết hợp với đường tự nhiên trong rau quả, hay các thực phẩm giàu chất cacbohyđrat tạo thành chất acylamind, tác nhân chính gây ra bệnh ung thư. Ăn nhiều thịt hun khói và các chất bảo quản thực phẩm chứa nitrosamin có trong rau ngâm, thịt hun khói làm gia tăng ung thư miệng, thực quản, thanh quản, dạ dày. Ăn nhiều chất béo có liên quan đến ung thư vú, đại tràng, thực tràng, niêm mạc tử cung. Thuốc trừ sâu nitrofen là chất gây ung thư và dị tật bào thai. Hoá chất độc đáo hại ethinnylestradiol và bisphe – nol A có trong túi nilon và hộp nhựa tái sinh dùng đựng thức ăn gây hại cho bào thai.

Xem đáp án và giải thích
Este X có các đặc điểm sau: - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau. - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X). Có các phát biểu: (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức; (2) Chất Y tan vô hạn trong nước; (3) Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 1700C thu được anken; (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng; (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh. Số phát biểu đúng là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Este X có các đặc điểm sau:

     - Đốt cháy hoàn toàn X tạo thành CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

     - Thuỷ phân X trong môi trường axit được chất Y (tham gia phản ứng tráng gương) và chất Z (có số nguyên tử cacbon bằng một nửa số nguyên tử cacbon trong X).

Có các phát biểu:

     (1) Chất X thuộc loại este no, đơn chức;               

     (2) Chất Y tan vô hạn trong nước;

     (3) Đun Z với dung dịch H2SO4  đặc ở 1700C thu được anken;

     (4) Trong điều kiện thường chất Z ở trạng thái lỏng;

     (5) X có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo ra dung dịch màu xanh.

Số phát biểu đúng là


Đáp án:

X là HCOOCH3 Þ Y là HCOOH và Z là CH3OH

(3) Sai, Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc ở 170oC không thu được anken.

(5) Sai, X không hòa tan được Cu(OH)2.

Số phát biểu đúng là 3.

Xem đáp án và giải thích
Phản ứng tạo kim loại
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho các phương trình phản ứng hóa học sau: H2O + K2CO3 + FeCl3 ---> ; CH3I + C2H5NH2 ---> ; Br2 + C6H6 ----> ; Br2 + H2O + CH3CH2CH=O ---> ; NaHCO3 + C2H5COOH ----> ; NaOH + HCOONH3CH2CH3 ---> ; Br2+ KI ----> ; H2O + KCl ---> ; S + CrO3 ---> ; FeCl2 + H2O ---> ; AlCl3 --t0---> ; H2SO4 + KMnO4 + H2C2O4 ----> ; AgNO3 + C6H12O6 + H2O + NH3 ---> ; O2 + C4H10 ---> ; Trong các phản ứng trên, có bao nhiêu phương trình phản ứng giải phóng ra kim loại?

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 5

  • Câu C. 4

  • Câu D. 7

Xem đáp án và giải thích
Cho các kim loại sau : kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt. a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ. b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

 Cho các kim loại sau :

kẽm ; magie ; đồng ; natri ; sắt.

a) Kim loại nào hoạt động hoá học mạnh nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.

b) Kim loại nào hoạt động hoá học yếu nhất ? Cho thí dụ minh hoạ.


Đáp án:

a) Kim loại hoạt động hoá học mạnh nhất là : natri.

Thí dụ : Chỉ Na phản ứng mạnh với nước ở nhiệt độ thường.

2Na + 2H2O → 2NaOH + H2

b) Kim loại hoạt động hoá học yếu nhất là : đồng.

Thí dụ : Các kim loại Zn, Mg, Na, Fe tác dụng với dung dịch HCl. Kim loại Cu không tác dụng.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…