Bài toán liên quan tới phản ứng đốt cháy axit cacboxylic, amino axit
Nâng cao - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho hỗn hợp M gồm hai axit cacboxylic X, Y (cùng dãy đồng đẳng, có số mol bằng nhau MX < MY) và một amino axit Z (phân tử có một nhóm -NH2). Đốt cháy hoàn toàn 0,4 mol hỗn hợp M thu được khí N2; 14,56 lít CO2 (ở đktc) và 12,6 gam H2O. Cho 0,3 mol M phản ứng vừa đủ với dung dịch x mol HCl. Nhận xét nào sau đây không đúng?


Đáp án:
  • Câu A. Giá trị của x là 0,075

  • Câu B. X có phản ứng tráng bạc

  • Câu C. Phần trăm khối lượng của Y trong M là 40%. Đáp án đúng

  • Câu D. Phần trăm khối lượng của Z trong M là 32,05%.

Giải thích:

nCO2 = 0,65 mol; nH2O = 0,7 mol; Ta có: C(tb) = 0,65 : 0,4 = 1,625; H(tb) = [0,7.2] / 0,4 = 3,5; Suy ra X là HCOOH và Y là CaH2aO2. Vì nCO2 < nH2O nên amino axit no, đơn chức, mạch hở. Đặt công thức của amino axit là CnH2n+1O2N. namino axit = 0,1 mol; => nX = nY = 0,15 mol; Ta có: 0,1n + 0,15a + 0,15.1 = 0,65; → 2n + 3a = 10, => a = n =2; → CTPT của amino axit là C2H5O2N và Y là CH3COOH. Trong 0,3 mol M có: HCOOH (X): 0,1125 mol, CH3COOH (Y): 0,1125 mol, C2H5O2N (Z): 0,075 mol; Suy ra x = nHCl = 0,075 mol ; X (HCOOH) có khả năng tráng bạc là nhận định đúng. %Y(M) = (0,1125.60) : 17,55 = 38,46%; %Z(M) = (0,075.75) = 32,05%; Vậy nhận định sai là C.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Để đánh giá độ nhiễm bẩn H2S không khí của một nhà máy, người ta tiến hành lấy 2 lít không khí rồi sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa mà đen. Vậy hàm lượng H2S trong không khí của nhà máy này bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để đánh giá độ nhiễm bẩn H2S không khí của một nhà máy, người ta tiến hành lấy 2 lít không khí rồi sục qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585mg chất kết tủa mà đen. Vậy hàm lượng H2S trong không khí của nhà máy này bao nhiêu?


Đáp án:

nPbS = 0,3585.10-3/239 = 1,5.10-6 mol

Pb(NO3)2 (1,5.10-6) + H2S → PbS↓ (1,5.10-6) + 2HNO3

mH2S = 1,5.10-6.34 = 5,1.10-6 g

Hàm lượng H2S = 5,1.10-6/2 = 2,55.10-5 g/l = 2,55.10-2 mg/l

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 1,25M, sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75 g muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol A tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A là một α-amino axit, không làm mất màu dung dịch KMnO4.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,1 mol hợp chất A tác dụng vừa đủ với 80ml dung dịch HCl 1,25M, sau đó cô cạn dung dịch thì được 18,75 g muối. Mặt khác, nếu cho 0,1 mol A tác dụng với lượng NaOH vừa đủ, rồi đem cô cạn thì được 17,3 gam muối. Xác định công thức phân tử và công thức cấu tạo của A, biết rằng A là một α-amino axit, không làm mất màu dung dịch KMnO4.


Đáp án:

nHCl = 0,08.1,25 = 0,1 mol = nA

A + HCl tỉ lệ 1 : 1 → A có 1 nhóm –NH2

Công thức A có dạng : R(NH2)(COOH)a

(HOOC)a–R-NH2 + HCl → (HOOC)a–R-NH3Cl

H2N-R-(COOH)a + aNaOH → H2N-R-(COONa)a + aH2O

0,1(16 + R + 67a) = 17,3 ⇒ R + 67a = 157

⇒ a = 1; R = 90

A là một α-amino axit và không làm mất màu dung dịch KMnO4, suy ra A có gốc hidrocacbon thơm. Công thức cấu tạo của A.

Xem đáp án và giải thích
Người ta quy ước mỗi vạch ngang giữa kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X, Y với H và O như sau: H-X-H; X= O; H-Y a) Tính hóa trị của X và Y. b) Viết sơ đồ công thức hợp chất giữa nguyên tố Y và O, giữa nguyên tố X và Y.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Người ta quy ước mỗi vạch ngang giữa kí hiệu biểu thị một hóa trị của mỗi bên nguyên tử. Cho biết sơ đồ công thức của hợp chất giữa nguyên tố X, Y với H và O như sau:

         H-X-H; X= O; H-Y

   a) Tính hóa trị của X và Y.

   b) Viết sơ đồ công thức hợp chất giữa nguyên tố Y và O, giữa nguyên tố X và Y.


Đáp án:

a) Vì và X = O → X có hóa trị II.

   Vì → Y có hóa trị I.

   b) Y-O-Y ; Y-X-Y.

Xem đáp án và giải thích
Hợp chất của nitơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Có các nhận xét sau về N và hợp chất của nó: (1). N2 tương đối trở về hoạt động hóa học ở điều kiện thường vì trong phân tử có một liên kết ba bền. (2). Khí NH3 tan tốt trong H2O tạo được dung dịch có môi trường bazơ. (3). HNO3 được tạo ra khi cho hỗn hợp khí (NO2 và O2) sục vào H2O. (4). Khi phản ứng với Fe2O3 thì HNO3 đóng vai trò là chất oxi hóa. (5). Khi sục khí NH3 đến dư vào dung dịch CuSO4 thì sau phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa màu xanh. (6). Trong công nghiệp NH3 được tạo ra khi cho N2 phản ứng với H2. Trong các nhận xét trên số nhận xét đúng là:

Đáp án:
  • Câu A. 2

  • Câu B. 3

  • Câu C. 4

  • Câu D. 5

Xem đáp án và giải thích
Có dung dịch chứa các anion SO32-, SO42-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Có dung dịch chứa các anion SO32-, SO42-. Hãy nêu cách nhận biết từng ion trong dung dịch. Viết các phương trình hóa học.


Đáp án:

- Nhỏ dung dịch HCl dư vào dung dịch

Thấy xuất hiện khí mùi hắc ⇒ dung dịch chứa ion SO32-

SO32- + H+ → SO2 + H2O

- Cho dd BaCl2 vào dung dịch vừa thu được

Thấy xuất hiện kết tủa ⇒ dung dịch chứa ion SO42-

Ba2+ + SO42- → BaSO4

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…