Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp X gồm Cu, CuO, Cu(NO3)2 (trong đó số mol Cu bằng số mol CuO) vào 350 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng), thu được dung dịch X chỉ chứa một chất tan duy nhất, và có khí NO thoát ra. Phần trăm khối lượng Cu trong X có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
Câu A. 30,79%
Câu B. 30,97% Đáp án đúng
Câu C. 97,30%
Câu D. 97,03%
Đặt nCu = nCuO = a; nCu(NO3)2 = b; Khi cho X tan hoàn toàn trong dung dịch H2SO4 thì ta chỉ thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất nên sau phản ứng thì NO3- hết và muối thu được là CuSO4. CuO + 2H+ ® Cu2+ + H2O; 3Cu + 8H+ + 2NO3- ® 3Cu2+ + 2NO + H2O; a 8/3a 2b ; 2a + 8/3a = nH+ = 2nH2SO4 = 1,4 Þ a = 3; ta có 2b = 2/3a Þ b = 0,1; Vậy khối lượng Cu trong X là [0,3.64]/[ 0,3.(64 + 80) + 0,1.188] = 30,97%
Trong 5,6 gam bột sắt với 2,4 gam bột lưu huỳnh rồi nung nóng (trong điều kiện không có không khí), thu được hỗn hợp rắn M. Cho M tác dụng với lượng dư dung dịch HCl, giải phóng hỗn hợp khí X và còn lại một phần không tan G. Để đốt cháy hoàn toàn X và G cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc). Giá trị của V là
nFe = 5,6/56 = 0,1 (mol); nS = 2,4/32 = 0,075 (mol)
Fe; S --t0--> FeS; Fe; S --+HCl--> FeCl2 ---> [H2S; H2 --+O2--> SO2 + H2O] và S --+O2--> SO2
Bảo toàn electron ⇒ 4nO2 = 2nFe + 4nS = 2.0,1 + 4.0,075
⇒ nO2 = 0,125 mol
⇒ V = 0,125. 22,4 = 2,8 (lít)
Thủy phân hoàn toàn 62,5 gam dung dịch saccarozo 17,1% trong môi trường axit ta thu được dung dịch X. Cho AgNO3/NH3 vào dung dịch X và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là bao nhiêu?
C12H22O11 (Saccarozo) + H2O -H+, to→ C6H12O6 (glucozo) + C6H12O6 (Fructozo)
Cả glucozo và fructozo đều tráng bạc ⇒ nAg = 2(a+a) = 4a
nAg = 4nsaccarozo = 4.[(62,5.17,1%)/342] = 0,125(mol)
⇒ mAg = 0,125. 108 = 13,5g
Hỗn hợp M gồm este đơn chức mạch hở X, hai anđehit đồng đẳng kế tiếp Y và Z (MY < MZ ). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp M cần vừa đủ 4,2 lít khí O2 (đktc), thu được 3,92 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam H2O. Đun nóng 0,1 mol M với lượng vừa đủ dung dịch KOH rồi thêm dung dịch AgNO3 trong NH3 tới khi thu được lượng kết tủa lớn nhất là m gam. Giá trị của m là
Đốt một mẫu than đá (chứa tạp chất không cháy) có khối lượng 0,6kg trong oxi dư, thu được 1,06 m3 (đktc) khí cacbonic. Tính thành phần phần trăm khối lượng của cacbon trong mẫu than đá trên.
Đổi 1,06 m3 = 1060 lít.
nCO2 = 47,32 mol
C + O2 --t0--> CO2
47,32 ← 47,32 (mol)
mC = 47,32.12 = 567,84g = 0,56784 kg.
Phần trăm khối lượng C trong mẫu than đá là:
%C = 0,56784/0,6 .100% = 94,64%
Cho m1 gam Al vào 100 ml dung dịch gồm Cu(NO3)2 0,3M và AgNO3 0,3M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu đựơc m2 gam chất rắn X. Nếu cho m2 gam X tác dụng với lượng dư dung dịch HCl thì thu được 0,336 lít khí (đktc). Tìm giá trị của m1 và m2
Ta có: nCu(NO3)2 = 0,03 mol; nAgNO3 = 0,03 mol; nH2 = 0,015 mol
Chất rắn X + dd HCl dư → H2 ⇒ trong chất rắn X có Al dư
Cu(NO3)2 và AgNO3 hết
Al phản ứng hết với dd Cu(NO3)2 và AgNO3
Quá trình nhận e:
Tổng số mol e nhận = 0,06 + 0,03 = 0,09 mol
Quá trình nhường e:
Vậy m2 = mAl dư + mCu + mAg = 0,01.27 + 0,03.64 + 0,03.108 = 5,43 gam
m1 = mAl ban đầu = (0,01 + 0,03).27 = 1,08g
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.