Bài tập xác định khả năng Zn bị ăn mòn trước trong hợp kim
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là


Đáp án:
  • Câu A. (2), (3) và (4).

  • Câu B. (3) và (4).

  • Câu C. (1), (2) và (3).

  • Câu D. (2) và (3). Đáp án đúng

Giải thích:

Trong một pin điện hóa, Anot(-) xả ra sự oxi hóa. Để Zn bị ăn mòn trước thì Zn phải là Anot(-) [có thế điện cực âm hơn hay tính khử mạnh hơn] => Đáp án D

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

So sánh cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố flo, clo, brom, iot.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

So sánh cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố flo, clo, brom, iot.


Đáp án:

+ Giống: Có 7 electron lớp ngoài cùng, trạng thái cơ bản có 1e độc thân: ns2np5

+ Khác:

- Nguyên tử F không có phân lớp d, nguyên tử các halogen còn lại có phân lớp d.

- Từ F đến I số lớp electron tăng dần.

Xem đáp án và giải thích
Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M.Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6l khí H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn 10g hỗn hợp X gồm Mg và Fe bằng dung dịch HCl 2M.Kết thúc thí nghiệm thu được dung dịch Y và 5,6l khí H2 (đktc). Để kết tủa hoàn toàn các cation có trong Y cần vừa đủ 300ml NaOH 2M. Tính thể tích dung dịch HCl đã dùng


Đáp án:

nNa+ = nOH- = nNaOH = 0,6M

X + NaOH → dung dịch Y(Mg2+;Fe2+;H+ dư;Cl-)

NaOH + Y: Mg2+; Fe2+ kết tủa với OH- .

⇒ dung dịch thu được sau phản ứng chỉ chứa Na+ và Cl-.

⇒ nCl- = nNa+=0,6⇒ VHCl=0,6: 2= 0,3lít 

Xem đáp án và giải thích
Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Để pha chế 100g dung dịch Na2SO4 7% thì khối lượng nước cần lấy là bao nhiêu?


Đáp án:

Khối lượng Na2SO4 chứa trong 100 gam dung dịch 7% là:

mct = (100.7)/100 = 7 gam

Khối lượng nước cần lấy là:

mnước = mdung dịch - mchất tan = 100 – 7 = 93 gam

Xem đáp án và giải thích
Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử cacbon (C: ls22s22p2), phân lớp 2p lại biểu diễn như sau:
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tại sao trong sơ đồ phân bố electron của nguyên tử cacbon (C: ls22s22p2), phân lớp 2p lại biểu diễn như sau:

 


Đáp án:

Theo quy tắc Hun thì sự phân bố electron vào các obitan sao cho số electron độc thân là tối đa nên trong phân lớp 2p của cacbon phải biểu diễn như trên.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán kim loại Na tác dụng với dung dịch H2SO4 và HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Hòa tan hoàn toàn a gam Na vào 100 ml dung dịch Y gồm H2SO4 0,5M và HCl 1M, thấy thoát ra 6,72 lít khí (dktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. giá trị của m gần nhất với


Đáp án:
  • Câu A. 28

  • Câu B. 27

  • Câu C. 29

  • Câu D. 30

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…