Bài tập xác định bậc của amin
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chất nào sau đây không phải amin bậc một?


Đáp án:
  • Câu A. C2H5NHCH3. Đáp án đúng

  • Câu B. CH3NH2.

  • Câu C. C6H5NH2.

  • Câu D. C2H5NH2.

Giải thích:

Amin bậc 1 là amin chỉ có 1 nhóm hidrocacbon thay thế cho 1 H trong phân tử NH3. Đáp án A

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 31,2 gam hỗn hợp bột Al và Al2O3 tác dụng hết với dung dịch NaOH dư thu được 13,44 lít H2 ở đktc. Khối lượng từng chất trong hỗn hợp ban đầu lần lượt là


Đáp án:
  • Câu A. 10,8 gam và 20,4 gam.

  • Câu B. 16,2 gam và 15 gam.

  • Câu C. 11,2 gam và 20 gam.

  • Câu D. 6,4 gam và 24,8 gam.

Xem đáp án và giải thích
Hãy ghép cách tên anđêhit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho bởi ở cột bên trái. a) Mùi sả thơm trong dầu gội đầu là của … b) Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của… c) Mùi thơm của quế là của … A. anđêhit xinamic B. xitral C. menton D. vanilin
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy ghép cách tên anđêhit hoặc xeton cho ở cột bên phải vào các câu cho bởi ở cột bên trái.

a) Mùi sả thơm trong dầu gội đầu là của …

b) Mùi thơm đặc trưng của kẹo bạc hà là của…

c) Mùi thơm của quế là của …

A. anđêhit xinamic

B. xitral

C. menton

D. vanilin


Đáp án:

a) B

b) C

c) A

Xem đáp án và giải thích
Cho 8,0 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch ammoniac (lấy dư) thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 8,0 gam hỗn hợp hai anđehit kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của anđehit no, đơn chức, mạch hở tác dụng với bạc nitrat trong dung dịch ammoniac (lấy dư) thu được 32,4 gam bạc kết tủa. Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên các anđehit.


Đáp án:

Trường hợp 1: Hai anđehit là HCHO và CH3CHO

Ta có:

Xem đáp án và giải thích
Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc. Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho một lượng hỗn hợp Mg – Al tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2. Mặt khác, cho lượng hỗn hợp như trên tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được 6,72 lít H2. Các thể tích khí đều đo ở đktc.

Tính khối lượng của mỗi kim loại có trong lượng hỗn hợp đã dùng.


Đáp án:

Gọi x, y (mol) lần lượt là số mol Mg, Al trong hỗn hợp.

Phương trình phản ứng:

Mg + 2HCl → MgCl2 + H2 (1)

x mol                             x mol

2Al + 6HCl → AlCl3 + 3H2 (2)

y mol                             3y/2 mol

2Al + 2NaOH + 6H2O → NaAlO2 + 3H2 (3)

y mol                                                3y/2 mol

Số mol H2

nH2 (1,2) = 8,96/22,4 = 0,4 (mol)

nH2 (3) = 6,72/22,4 = 0,3 mol

Theo đầu bài ta có hệ phương trình:

x + 3/2y = 0,4   => x = 0,1, y = 0,2

3/2y = 0,3

mMg = 24.0,1 = 2,4 (g)

mAl = 27.0,2 = 5,4 (g)

Xem đáp án và giải thích
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.


Đáp án:

Sự ăn mòn kim lọi là hiện tượng hóa học vì có sự biến đổi chất này thành chất khác. Ví dụ: Dao sắt bị gỉ, kẽm bị ăn mòn trong dung dịch H2SO4, đinh sắt bị ăn mòn trong dung dịch axit HCl, vỏ tàu thủy bị gỉ.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…