Bài tập về tính chất hóa học của glucozơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Lên men hoàn toàn a gam glucozơ, thu được C2H5OH và CO2. Hấp thụ hết CO2 sinh ra vào dung dịch nước vôi trong dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của a là:


Đáp án:
  • Câu A. 30,6

  • Câu B. 27,0

  • Câu C. 15,3

  • Câu D. 13,5 Đáp án đúng

Giải thích:

- Ta có: nglucozo = nCO2/2 = nCaCO3/2 = 0,075 mol; Þ mglucozo = 180.0,075 = 13,5g.

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Oxit acid tác dụng với NaOH loãng
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi: Cho dãy các oxit: NO2, Cr2O3, SO2, CrO3, CO2, P2O5, Cl2O7, SiO2, CuO. Có bao nhiêu oxit trong dãy tác dụng được với dung dịch NaOH loãng?

Đáp án:
  • Câu A. 8

  • Câu B. 5

  • Câu C. 7

  • Câu D. 6

Xem đáp án và giải thích
Viết bản tường trình  1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng. 2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng. 3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Viết bản tường trình 

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.


Đáp án:

1. Ảnh hưởng của nồng độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào ống 1: 3ml dd HCl nồng độ 18%

+ Cho vào ống 2: 3ml dd HCl nồng độ 6%

- Cho đồng thời 1 hạt kẽm vào 2 ống nghiệm

- Quan sát hiện tượng xảy ra trong 2 ống nghiệm

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch HCl có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 2.

- Phương trình phản ứng: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.

- Giải thích: Do ống 1 nồng độ HCl (18%) lớn hơn nồng độ HCl ống 2 (6%)

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nồng độ.

- Nồng độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tốc độ phản ứng.

- Tiến hành TN: Chuẩn bị 2 ống nghiệm

+ Cho vào mỗi ống : 3ml dd H2SO4 nồng độ 15%

+ Đun ống 1 đến gần sôi, ống 2 giữ nguyễn

+ Cho đồng thời vào mỗi ống 1 hạt kẽm có kích thước như nhau

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 2 thoát ra nhiều hơn ở ống nghiệm 1.

- Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Do ống 2 được đun nóng nên phản ứng nhanh hơn do đó lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

Kết luận:

- Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Nhiệt độ càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

3. Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc đến tốc độ phản ứng.

Tiến hành TN:

Chuẩn bị 2 ống nghiệm

- Cho vào mỗi ống nghiệm: 3ml dd H2SO4 15%

- Lấy 2 mẫu kẽm có khối lượng bằng nhau nhưng kích thước hạt khác nhau. Kích thước hạt Zn mẫu 1 nhỏ hơn kích thước hạt Zn mẫu 2

- Cho mẫu Zn thứ nhất vào ống 1, mẫu Zn thứ 2 vào ống 2.

Quan sát hiện tượng

- Kết quả thí nghiệm: Cho Zn vào dung dịch H2SO4 có bọt khí thoát ra.

Khí ở ống nghiệm 1 (mẫu Zn có kích thước hạt nhỏ hơn) thoát ra nhiều hơn ống nghiệm còn lại.

Phương trình phản ứng: Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2.

- Giải thích: Ống nghiệm dùng Zn có kích thước hạt nhỏ hơn thì phản ứng xảy ra nhanh hơn nên lượng khí thoát ra quan sát được nhiều hơn.

- Kết luận:

+ Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào bề mặt. Diện tích bề mặt càng lớn thì tốc độ phản ứng càng nhanh và ngược lại.

Xem đáp án và giải thích
Bài toán hỗn hợp Fe3O4 và Cu tác dụng với dung dịch HCl
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là


Đáp án:
  • Câu A. 40,8

  • Câu B. 53,6

  • Câu C. 20,4

  • Câu D. 40,0

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2, Al2O3.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho biết điện hóa trị của các nguyên tử trong các hợp chất sau đây: CsCl, Na2O, BaO, BaCl2, Al2O3.


Đáp án:

Cs = 1+; Cl = 1-; Na = 1+; O = 2-; Ba = 2+; O = 2-

Ba = 2+; Cl = 1-; Al = 3+; O = 2-

Xem đáp án và giải thích
Câu hỏi lý thuyết về tính chất vật lý của chất béo
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Chỉ ra nội dung đúng:


Đáp án:
  • Câu A. Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa chủ yếu là các gốc axit béo no.

  • Câu B. Mỡ động vật và dầu thực vật đều chứa chủ yếu là các gốc axit béo không no.

  • Câu C. Mỡ động vật chứa chủ yếu gốc axit béo không no, dầu thực vật chứa chủ yếu gốc axit béo no.

  • Câu D. Mỡ động vật chứa chủ yếu gốc axit béo no, dầu thực vật chứa chủ yếu gốc axit béo không no.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…