Trong các cặp chất dưới đây, cặp chất nào không cùng tồn tại trong dung dịch?
Câu A. NaCl và Ba(NO3)2.
Câu B. AlCl3 và CuSO4.
Câu C. Na2CO3 và KOH.
Câu D. NaOH và NaHCO3. Đáp án đúng
Các cặp chất: NaCl và Ba(NO3)2; AlCl3 và CuSO4; Na2CO3 và KOH; đều không có phản ứng. Cặp chất NaOH và NaHCO3 có phản ứng nên không thể cùng tồn tại trong dung dịch: NaOH + NaHCO3 → Na2CO3 + H2O; => Đáp án D.
Trình bày tính chất vật lý của kim loại kiềm
Các kim loại kiềm có cấu tạo mạng tinh thể lập phương tâm khối là kiểu mạng kém đặc khít.
1. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi
- Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các kim loại kiềm thấp hơn nhiều so với các kim loại khác. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể kim loại kém bền vững.
2. Khối lượng riêng
- Khối lượng riêng của các kim loại kiềm cũng nhỏ hơn so với các kim loại khác. Khối lượng riêng của các kim loại nhỏ là do nguyên tử của các kim loại kiềm có bán kính lớn và do có cấu tạo mạng tinh thể của chúng kém đặc khít.
3. Tính cứng
- Các kim loại kiềm đều mềm, chúng có thể cắt bằng dao. Tính chất này là do liên kết kim loại trong mạng tinh thể yếu.
Có những oxit sau : Fe2O3, SO2, CuO, MgO, CO2.
a) Những oxit nào tác dụns được với dung dịch H2SO4 ?
b) Những oxit nào tác dụng được với dung dịch NaOH ?
c) Những oxit nào tác dụng được với H2O ?
Viết các phương trình hoá học.
Những oxit bazơ tác dụng với dung dịch H2SO4 là : Fe2O3, CuO và MgO.
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + H2SO4 → CuSO4 + H2O
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
Những oxit axit tác dụng với dung dịch NaOH là : SO2, CO2.
2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O
Những oxit axit tác dụng được với H2O là : SO2, CO2.
SO2 + H2O → H2SO3
CO2 + H2O → H2CO3
Câu A. Tất cả các polime tổng hợp đều được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
Câu B. Tất cả các polime đều không tác dụng với axit hay bazơ.
Câu C. Protein là một loại polime thiên nhiên.
Câu D. Cao su buna-S có chứa lưu huỳnh trong phân tử.
Hỗn hợp X gồm alanine và axit glutamic. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Y chứa (m + 61,6) gam muối. Mặt khác, nếu cho m gam X tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Z chứa (m+73) gam muối. Giá trị của m là:
Gọi số mol nAla = a và nGlu = b
*Tác dụng với HCl: BTKL mHCl = m muối - mX = 71 gam
nHCl = nAla + nGlu => a + b = 1 (1)
*Tác dụng với NaOH:
Ala → Ala-Na m tăng = 23 - 1 = 22 (g)
a → 22a gam
Glu → Glu-Na2 mtăng = 23.2 - 2 = 44 (g)
b → 44b gam
=> mmuối tăng = 22a + 44b = 61,6 (2)
Giải (1) và (2) được a = 1,2 và b = 0,8
=> m = 1,2.89 + 0,8.147 = 224,4 (g)
Aminoaxit X có dạng H2N-R-COOH (R là gốc hidrocacbon). Cho 0,1 mol X tác dụng hết với HCl thu dung dịch chứa 11,15 gam muối. Tên gọi của X?
H2N-R-COOH (0,1 mol) + HCl → ClH3N-R-COOH (0,1 mol)
Mmuối = R + 97,5 = 11,15/0,1 suy ra R = 14: CH2−
⇒ X: H2N-CH2-COOH
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.