Bài tập nhận biết các dung dịch vô cơ
Cơ bản - Trắc nghiệm
Câu hỏi:

Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch


Đáp án:
  • Câu A. BaCl2.

  • Câu B. NaOH.

  • Câu C. Ba(OH)2. Đáp án đúng

  • Câu D. AgNO3

Giải thích:

Khi dùng Ba(OH)2 thì: +) (NH4)2SO4: Có kết tủa trắng và sủi bọt khí (NH4)2SO4 + Ba(OH)2 --> 2NH3 + BaSO4 + 2H2O; K2SO4 + Ba(OH)2 --> 2NH3 + Ba(NO3)2 + 2H2O; +) NH4NO3: có sủi bọt khí 2NH4NO3 + Ba(OH)2 --> 2NH3 + Ba(NO3)2 + H2O; +) KOH: không hiện tượng (không phản ứng với Ba(OH)2) => C

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện 1A, trong thời gian 9650 giây. Giả sử nước không bị bay hơi trong quá trình điện phân. Khối lượng dung dịch sau điện phân so với dung dịch trước điện phân
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:
Điện phân dung dịch chứa 0,1 mol FeCl3 (điện cực trơ), với cường độ dòng điện 1A, trong thời gian 9650 giây. Giả sử nước không bị bay hơi trong quá trình điện phân. Khối lượng dung dịch sau điện phân so với dung dịch trước điện phân

Đáp án:

Ta có: ne = (It) : F = 0,1 mol

Catot:

Fe3+   +  1e --> Fe2+

Anot:

2Cl-  --> Cl2 + 2e

=> nCl2 = 0,05 mol

=> m giảm = mCl2 = 3,55g

Xem đáp án và giải thích
Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cacbon cháy trong khí oxi sinh ra khí cacbon đioxit (CO2). Tính thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra, nếu có 8 gam khí O2 tham gia phản ứng.


Đáp án:

Số mol O2 tham gia phản ứng là: nO2 = 0,25 mol

Phương trình hóa học: C + O2  --t0--> CO(1)

Theo phương trình (1) ta có:

1 mol O2 tham gia phản ứng thu được 1 mol CO2

Vậy 0,25 mol O2 tham gia phản ứng thu được 0,25 mol CO2

Thể tích khí CO2 (đktc) sinh ra sau phản ứng là:

VCO2 = 22,4. nCO2 = 22,4.0,25 = 5,6 lít

Xem đáp án và giải thích
Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Cho 0,12 mol alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl thu được dung dịch X. Thêm vào dung dịch X 300 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Biết khi cô cạn không xảy ra phản ứng hoá học. Tìm m?


Đáp án:

nHCl = nAla = 0,12 mol; nNaOH (dư) = 0,3 - 0,12.2 = 0,06(mol)

mrắn = mAla-Na + mNaCl + nNaOH dư = 0,12.111 + 0,12.58,5 + 0,06.40 = 22,74(g)

Xem đáp án và giải thích
Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào V ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Giá trị của V là
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hấp thụ hoàn toàn 6,4 gam SO2 vào V ml dung dịch NaOH 1M, sau phản ứng thu được 11,5 gam muối. Giá trị của V là gì?


Đáp án:

nSO2 = 0,1 mol ⇒ nNa2SO3 = 0,1 ⇒ mNa2SO3 = 12,6 > 11,5

⇒ tạo 2 muối Na2SO3 ( x mol) và NaHSO3 (y mol)

Bảo toàn S: x + y = nSO2 = 0,1

126x + 104y = 11,5

⇒ x = 0,05 mol; y = 0,05 mol

Bảo toàn Na: nNaOH = 2x + y = 0,15 mol ⇒ V = 150ml

Xem đáp án và giải thích
Dùng khí CO dư để khử 1,2g hỗn hợp gồm CuO và oxit sắt. Sau phản ứng thu được 0,88g chất rắn. Nếu hòa tan hỗn hợp chất rắn này trong dung dịch HCl dư thì thu được 0,224 lít H2(đkct). Tìm công thức của oxit sắt
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Dùng khí CO dư để khử 1,2g hỗn hợp gồm CuO và oxit sắt. Sau phản ứng thu được 0,88g chất rắn. Nếu hòa tan hỗn hợp chất rắn này trong dung dịch HCl dư thì thu được 0,224 lít H2(đkct). Tìm công thức của oxit sắt


Đáp án:

   Gọi a, b là số mol CuO và FexOy, viết sơ đồ phản ứng ta có:

=> Fe2O3   

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Advertisement

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…