Câu A. H2SO3.
Câu B. H2SO4.
Câu C. H2S2O7. Đáp án đúng
Câu D. H2S2O8.
C đúng. Gọi CT hợp chất là HxSyOz Ta có x : y : z = 1,12 : 3,93 : 1,12 = 2:7:2 ⇒ CT: HxSyOz
Đốt cháy hoàn toàn 10,4 gam hợp chất hữu cơ X thu được sản phẩm chỉ có CO2 và H2O. Dẫn sản phẩm chạy lần lượt qua bình (1) đựng dung dịch H2SO4 đặc, bình (2) đựng dung dịch Ca(OH)2 dư . Sau thí nghiệm , khối lượng bình (1) tăng 3,6 gam, ở bình (2) có 30 gam kết tủa. khi hóa hơi 2,6 gam X, thu được thể tích bằng với thể tích của 0,7 gam N2 đo cùng nhiệt độ , áp suất. Công thức của phân tử X là?
Đặt CTPT của X là CxHyOz
nX = nN2 = 0,025 mol ⇒ MX = 2,6/0,025 = 104
nCO2 = nCaCO3 = 0,3 mol
nH2O = 0,2 mol
nX = 0,1 mol
Bảo toàn nguyên tố C: 0,1.x = 0,3 ⇒ x = 3
Bảo toàn nguyên tố H: 0,1.y = 0,2.2 ⇒ y = 4
12.3 + 4.1 + 16z = 104 ⇒ z = 4 ⇒ CTPT: C3H4O4
Hãy chọn những từ và cụm từ thích hợp rồi điền vào các chỗ trống:
a) Polime thường là chất ... không bay hơi.
b) Hầu hết các polime đều ... trong nước và các dung môi thông thường.
c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime ... còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime ...
d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime ... còn tình bột và xenlulozơ là loại polime ...
a) Polime thường là chất rắn không bay hơi.
b) Hầu hết các polime đều không tan trong nước và các dung môi thông thường.
c) Các polime có sẵn trong thiên nhiên gọi là polime thiên nhiên còn các polime do con người tổng hợp ra từ các chất đơn giản gọi là polime tổng hợp.
d) Polietilen và poli(vinyl clorua) là loại polime tổng hợp còn tinh bột và xenlulozơ là loại polime thiên nhiên.
Hãy điền những cụm từ cho dưới đây vào các chỗ trống trong các câu sau:
a) Phân tử hiđrocacbon no chỉ có các … (1) … bền vững, vì thế chúng … (2) … ở điều kiện thường. Trong phân tử … (3) … không có … (4) … đặc biệt nào, nên khi tham gia phản ứng thì thường tạo ra … (5) … sản phẩm.
A: hiđrocacbon no
B: tương đối trơ
C: liên kết δ
D: trung tâm phản ứng
b) Ở … (6) … có những … (7) …, đó là những … (8) …, chúng gây nên những … (9) … cho iđrocacbon không no.
A: trung tâm phản ứng
B: hiđrocacbon không no
C: phản ứng đặc trưng
D: liên kết π
c) Ở vòng benzen, 6 electron p tạo thành … (10) … chung, do đó bền hơn các … (11) … riêng rẽ, dẫn đến tính chất đặc trưng của … (12) … là: tương đối …(13)…, khó cộng, bền vững đối với tác nhân oxi hoá.
A: liên kết π
B: hiđrocacbon thơm
C: hệ electron π liên hợp
D: dễ thế
a) Liên kết δ/ tương đối trơ/ hidrocacbon no/ trung tâm phản ứng/ nhiều.
b) Hidrocacbon không no/ liên kết π/ trung tâm phản ứng/ phản ứng đặc trưng.
c) Hệ electron π liên hợp/ liên kết π/ hiđrocacbon thơm/ dễ thế.
Hỗn hợp X gồm 2 ankin có tỷ lệ mol 1 : 3. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào nước vôi trong dư thấy khối lượng bình nước vôi trong tăng 10,96 gam và trong bình có 20 gam kết tủa. Vậy công thức của 2 ankin là gì?
nCO2 = nCaCO3 = 0,2 mol
mbình tăng = mCO2 + mH2O ⇒ mH2O = 10,96 – 0,2.44 = 2,16g
⇒ nH2O = 0,12 mol
nankin = nCO2 – nH2O = 0,08 mol
Gọi 2 ankin CnH2n-2 (0,02 mol); CmH2m-2 (0,06 mol)
nCO2 = 0,02n + 0,06m = 0,2
⇒ n + 3m = 10
⇒ n = 4; m = 2
=> CTCT: C2H2 và C4H6
Hợp chất X (chứa C, H, O, N) có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm. Trong X, % khối lượng của nguyên tố C, H, N lần lượt là 40,449% ; 7,865% ; 15,73%. Khi cho 4,45g X phản ứng hoàn toàn với NaOH (đun nóng) được 4,85g muối khan. Nhận định nào về X sau đây không đúng :
Câu A. X vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH
Câu B. Phân tử X chứa 1 nhóm este
Câu C. X dễ tan trong nước hơn Alanin
Câu D. X là hợp chất no, tạp chức.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.