Câu A. Ancol Etylic Đáp án đúng
Câu B. Ancol Propyolic
Câu C. Ancol isopropyolic
Câu D. Ancol Metylic
C2H5COOC2H5 + NaOH --> C2H5COONa + C2H5OH; etylpropylat natripropylat etanol;
Hỗn hợp khí X gồm etan và propan. Đốt cháy hoàn toàn X, thu được 7,84 lít CO2 (đktc) và 9 gam H2O. Thành phần phần trăm theo khối lượng của etan trong X là bao nhiêu %?
nCO2 = 0,35 mol; nH2O = 0,5 mol
C2H6 (x mol); C3H8 (y mol)
nCO2 = 2x + 3y = 0,35 mol
nH2O = 3x + 4y = 0,5 mol
⇒ x = 0,1; y = 0,05 mol
%mC2H4 = [0,1 . 30 . 100%]/[0,1 . 30 + 0,05 . 44] = 57,7%
Cho biết phản ứng thuận nghịch sau:
2NaHCO3(r ) → Na2CO3 (r) + CO2 (k) + H2O (k), ΔH > 0
Có thể dùng những biện pháp gì để chuyển hóa nhanh và hoàn toàn NaHCO3 thành Na2CO3:
Đun nóng, hút ra ngoài CO2 và H2O.
Hãy xác định thành phần phần trăm về thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp CO và CO2, biết các số liệu thực nghiệm sau:
– Dẫn 16 lít hỗn hợp CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A.
– Để đốt cháy A cần 2 lít khí oxi. Các thể tích khí đo được ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất.
Dẫn hỗn hợp khí CO và CO2 qua nước vôi trong dư thu được khí A là khí CO, trong cùng điều kiện về nhiệt độ, áp suất thì tỉ lệ thể tích cũng bằng tỉ lệ về số mol.
Phương trình phản ứng đốt cháy khí A:
2CO + O2 → 2CO2.
Từ phương trình trên ta nhận thấy: nCO = 2.nO2
⇒ VCO = 2.VO2 = 2. 2 = 4 lít. (tỉ lệ mol cũng chính là tỉ lệ thể tích)
Từ phương trình trên ta nhận thấy: VCO = 4 lít.
Vậy VCO2 = 16 – 4 = 12 lít.
% VCO2 = 12 /16 x 100% = 75 %;
%VCO = 100% – 75% = 25%.
Để thủy phân 0,1 mol este A chỉ chứa 1 loại nhóm chức cần dùng vừa đủ 100gam dd NaOH 12%, thu được 20,4 gam muối của một axit hữu cơ và 9,2 gam một ancol. Xác định CTPT, viết CTCT và gọi tên este đó. Biết 1 trong 2 chất (ancol hoặc axit) tạo thành este là đơn chức
nX: nNaOH = 1: 3
Do ancol đa chức và muối của axit hữu cơ
⇒ X là este 3 chức (RCOO)3R'
⇒ nancol = nX = 0,1 mol ⇒ Mancol = R' + 17 × 3 = 92 ⇒ R = 41 (C3H5)
mmuối = 3nX = 0,3 mol ⇒ Mmuối = R + 67 = 68 ⇒ R = 1 (H)
X là (HCOO)3C3H5: Glixerol trifomiat
Cho 150 cm3 dung dịch NaOH 7M tác dụng với l00cm3 dung dịch Al2(SO4)3, 1M. Hãy xác định nồng độ mol của các chất có trong dung dịch sau phản ứng.
nNaOH = 0,15.7 = 1,05 mol; nAl2(SO4)3 = 0,1.1 = 0,1 mol
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 2Al(OH)3 + 3Na2SO4
Do NaOH còn dư 1,05 – 0,6 = 0,45 mol nên Al(OH)3 sinh ra bị hòa tan
Al(OH)3 + NaOH → Na[Al(OH)4]
Sau thí nghiệm các chất có trong dung dịch là :
Na2SO4 0,3 mol : Na[Al(OH)4] 0,2 mol; NaOH dư 1,05 – 0,6 – 0,2 = 0,25 mol
Thể tích dung dịch : vdd = 150 + 100 = 250 ml = 0,25 lít
CMNa2SO4 = 0,3 : 0,25 = 1,2M
CMNa[Al(OH)4] = 0,2 : 0,25 = 0,8 M
CMNaOH = 0,25 : 0,25 = 1 M
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.