a) Viết cấu hình electron của cation liti (Li+) và anion oxit (O2-).
b) Những điện tích ở ion Li+ và O2- do đâu mà có?
c) Nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống Li+ và nguyên tử khí hiếm nào có cấu hình electron giống O2-.
d) Vì sao 1 nguyên tử oxi kết hợp được với 2 nguyên tử liti?
a) Cấu hình electron của cation liti (Li+) là 1s2 và anion oxit (O2-) là 1s22s22p6.
b) Điện tích ở Li+ do mất 1e mà có, điện tích ở O2- do O nhận thêm 2e mà có.
c) Nguyên tử khí hiếm He có cấu hình electron giống Li+
Nguyên tử khí hiếm Ne có cấu hình electron giống O2-
d) Vì mỗi nguyên tử liti chỉ có thể nhường 1e, mà một nguyên tử oxi thu 2e.
2Li → 2Li+ + 2e;
O + 2e → O2-;
2Li+ + O2- → Li2O.
Hiện tượng gì xảy ra khi cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm có chứa dung dịch FeCl2?
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 (trắng xanh) + 2NaCl
4Fe(OH)2 + 2H2O + O2 → 4Fe(OH)3 (nâu đỏ)
=> Xuất hiện màu trắng xanh rồi chuyển sang màu nâu đỏ
Chất X có CTPT C4H8O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức C2H3O2 Na. Công thức cấu tạo của X là gì?
Y có CTPT C2H3O2Na ⇒ CTCT của Y là CH3COONa
Như vậy X là : CH3COOC2H5
Đốt cháy hoàn toàn Hiđrocacbon X, thu đuộc CO2 và H2O có số mol theo tỉ lệ tương ứng 2 : 1. Mặt khác, 1 mol X tác dụng được tối đa với 4 mol H2 (Ni, t°) : 1 mol X tác dụng được tối đa 1 mol Br2. Công thức của X là gì?
nC : nH = 2 : (1.2) = 1 : 1 ⇒ CTPT: CnHn
1 mol X + 4 mol H2 (Ni, to); 1 mol X + 1 mol Br2
⇒ X chứa vòng benzen + 1 liên kết đôi ở nhánh ⇒ k = 5
CTPT X: CnH2n+2-2k ⇒ 2n + 2 – 2k = n ⇒ k = 5; n = 8 ⇒ CTPT: C8H8
Tại sao các phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit có tính bazơ và phản ứng với muối cacbonat và dung dịch axit rất dễ xảy ra?
- Sản phẩm của phản ứng giữa dung dịch axit và hiđroxit bazơ là muối và nước (H2O), mà nước là chất điện li yếu.
Ví dụ: Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + 2H2O
- Sản phẩm của phản ứng giữa muối cacbonat và dung dịch axit là muối mới, và axit cacbonic (H2CO3) rất yếu, dễ dàng bị phân huỷ thành nước (H2O và khí cacbonic (CO2) Vậy sản phẩm cuối cùng sau phản ứng có chất dễ bay hơi (CO2) và chất điện li yếu (H2O).
Ví dụ: CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2↑ + H2O
- Theo điều kiện của phản ứng trao đổi thì phản ứng trên xảy ra được.
Trong phòng thí nghiệm có các kim loại kẽm và sắt, dung dịch axit clohiđric HCl và axit sunfuric H2SO4 loãng. Hãy viết các phương trình hóa học có thể điều chế hiđro. Cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
- Phương trình hóa học có thể điều chế hiđro:
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 ↑
Zn + H2SO4 (loãng) → ZnSO4 + H2 ↑
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2 ↑
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑
- Cả 4 phản ứng trên thuộc loại phản ứng thế.
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.