a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ. b) viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

a) Phản ứng trùng hợp là gì? Hệ số trùng hợp là gì? Cho ví dụ.    

b) Viết sơ đồ phản ứng trùng hợp isobutilen và chỉ rõ monomer, mắt xích của polime và tính khối lượng mol phân tử trung bình của poliisobutilen nếu hệ số trùng hợp trung bình của nó là 15000.


Đáp án:

a)

– Trùng hợp là quá trình kết hợp liên tiếp nhiều phân tử nhỏ (monome) giống nhau hay tương tự nhau thành phân tử lớn (polime).

- Hệ số trùng hợp là số mắt xích monomer hợp thành phân tử polime. Polime là một hỗn hợp các phân tử với hệ số polime hóa không hoàn toàn như nhau. Vì vậy người ta chỉ khối lượng phân tử trung bình của polime và dùng hệ số polime hóa trung bình.

b)

Monomer: CH2=C(CH3 )2

Mắt xích: -CH2-C(CH3 )2-

M = 15000.56 = 840000 đvC.

 

 

 

Các câu hỏi bài tập hoá học liên quan

Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro. a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra. b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Tương tự như natri, các kim loại kali K và canxi Ca cũng tác dụng được với nước tạo thành bazơ tan và giải phóng khí hiđro.

a) Hãy viết các phương trình phản ứng xảy ra.

b) Các phản ứng hóa học trên thuộc loại phản ứng hóa học nào?


Đáp án:

a) Phương trình phản ứng xảy ra là:

2K + 2H2O → 2KOH + H2.

Ca + 2H2O → Ca(OH)2 + H2.

b) Các phản ứng trên thuộc loại phản ứng oxi hóa – khử.

Xem đáp án và giải thích
Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào? a) Mg + O2 → MgO. b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑. c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Lập Phương trình hóa học của các phản ứng sau đây và cho biết chúng thuộc loại phản ứng hóa học nào?

a) Mg + O2 → MgO.

b) 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.


Đáp án:

a) 2Mg + O2 t0→ 2MgO.

- Là phản ứng oxi hóa khử ( hoặc phản ứng hóa hợp).

b) 2KMnO4 t0→ K2MnO4 + MnO2 + O2↑.

- Là phản ứng oxi hóa khử (hoặc phản ứng phân hủy).

c) Fe + CuCl2 → FeCl2 + Cu.

- Là phản ứng thế.

Xem đáp án và giải thích
Với chất điện li là hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị có cực thì cơ chế của quá trình điện li như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Với chất điện li là hợp chất ion và hợp chất cộng hóa trị có cực thì cơ chế của quá trình điện li như thế nào?


Đáp án:

- Đối với các hợp chất ion khi cho vào nước các ion dương, ion âm trên bề mặt tinh thể bị hút về chúng các phân tử nước (cation hút đầu âm và anion hút đầu dương), làm cho lực hút giữa cation và anion yếu đi đến một giai đoạn nào đó, chúng tách ra khỏi tinh thể thành ion phân tán vào nước.

⇒ Hợp chất ion tan dần. Trong dung dịch các ion này chuyển động tự do.

⇒ Dung dịch dẫn điện.

- Đối với các hợp chất có liên kết cộng hóa trị có cực khi tan trong nước do sự tương tác giữa các phân tử nước với các phân tử của hợp chất này ( những cực ngược dấu hút lần nhau) dẫn đến sự điện li của các phân tử có liên kết cộng hóa trị thành các ion dương và ion âm. Trong dung dịch các ion này chuyển động tự do ⇒ Dung dịch dẫn điện.

Xem đáp án và giải thích
Hoàn thành chuỗi phản ứng sau: Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hoàn thành chuỗi phản ứng sau:

Na → Na2O → NaOH → Na2CO3 → NaCl → NaOH → NaHCO3


Đáp án:

1) 4Na + O--t0--> 2Na2O

2) Na2O + H2O → 2NaOH

3) 2NaOH + CO2 → Na2CO3 + H2O

4) Na2CO3 + 2HCl → 2NaCl + CO2 + H2O

5) 2NaCl + H2O --dpdd--> 2NaOH + H2 + Cl2

6) NaOH + CO2 → NaHCO3

Xem đáp án và giải thích
Hãy cho một ví dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?
Cơ bản - Tự luận
Câu hỏi:

Hãy cho một ví dụ về mạng tinh thể kim loại và cho biết liên kết trong tinh thể kim loại được tạo thành như thế nào?


Đáp án:

Mạng tinh thể kim loại natri là mạng lập phương tâm khối. Lực liên kết trong tinh thể kim loại được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa các ion dương kim loại ở nút mạng tinh thể với các electron hóa trị chuyển động tương đối tự do.

Xem đáp án và giải thích

Tin tức bạn có thể bỏ lỡ

Liên Kết Chia Sẻ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.

Loading…