a) Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
- Cacbon đioxit + nước → Axit cacbonic (H2CO3).
- Lưu huỳnh đioxit + nước → Axit sunfurơ (H2SO3).
- Kẽm + axit clohiđric → Kẽm clorua + H2.
- Điphotpho pentaoxit + nước → Axit photphoric (H3PO4).
- Chì (II) oxit + hiđro → Chì (Pb) + H2O.
b) Mỗi phản ứng hóa học trên đây thuộc loại phản ứng nào? Vì sao?
a) Phương trình phản ứng:
CO2 + H2O → H2CO3 (1).
SO2 + H2O → H2SO3 (2).
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 (3).
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4 (4).
PbO + H2 → Pb + H2O (5).
b) - Phản ứng (1), (2) và (4) là phản ứng kết hợp vì một chất mới tạo từ nhiều chất.
- Phản ứng (3) và (5) là phản ứng thế và đồng thời phản ứng (5) là phản ứng oxi hóa khử.
Có 4 kim loại X, Y, Z, T đứng sau Mg trong dãy hoạt động hoá học. Biết rằng:
-X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro.
-Z và T không phản ứng với dung dịch HCl.
-Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X.
-T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z.
Hãy sắp xếp theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- X và Y tác dụng với dung dịch HCl giải phóng khí hidro → X, Y đứng trước Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
- Z và T không phản ứng với dung dịch HCl → Z, T đứng sau Hidro trong dãy hoạt động hóa học.
→ X, Y là kim loại mạnh hơn Z, T.
- Y tác dụng với dung dịch muối của X và giải phóng X → Y là kim loại mạnh hơn X.
- T tác dụng được với dung dịch muối của Z và giải phóng Z → T là kim loại mạnh hơn Z.
→ thứ tự sắp xếp các kim loại (theo chiều hoạt động hóa học giảm dần) là: Y, X, T, Z
Dung dịch nước brom tác dụng với dung dịch của chất nào sau đây ở nhiệt độ thường, tạo thành kết tủa trắng?
Câu A. H2N–CH2–COOH.
Câu B. CH3–NH2.
Câu C. CH3COOC2H5.
Câu D. C6H5–NH2 (anilin).
Cho công thức hóa học một số chất như sau:
a) Axit sufuhidric: H2S
b) Nhôm oxit: Al2O3
c) Liti hidroxit: LiOH
d) Magie cacbonat: MgCO3
Hãy nêu những gì biết được về mỗi chất.
a) Trong phân tử H2S:
- Do hai nguyên tố H và S tạo nên.
- Gồm có 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử S liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 1.2 + 32 = 34đvC
b) Trong phân tử Al2O3:
- Do 2 nguyên tố Al và O tạo nên.
- Gồm có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 27.2 + 16.3 = 102đvC
c) Trong phân tử LiOH:
- Do 3 nguyên tố Li, O và H tạo nên.
- Gồm có 1 nguyên tử Li, 1 nguyên tử O và 1 nguyên tử H liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 7 + 16 + 1 = 24 đvC
d) Trong phân tử MgCO3:
- Do 3 nguyên tố Mg, C, và O tạo nên.
- Gồm có 1 nguyên tử Mg, 1 nguyên tử C và 3 nguyên tử O liên kết với nhau trong 1 phân tử
- Có PTK: 24 + 12 + 16.3 = 84đvC
Dẫn 4,68 lít hỗm hợp khi X gồm hai hiđrocacbon vào bình đựng dung dịch brom (dư). Sau khi phản ứng ra hoàn toàn, có 4 gam brom đã phản ứng còn lại 1,12 lít khí. Nếu đốt cháy hoàn toàn 1,68 lít X thì sinh ra 2,8 lít khí CO2 . Công thức của phân tử hai hiđrocacbon là gì? (biết thể tích khí đều đo (đktc)).
Khí không tham gia phản ứng là ankan ⇒ nCnH2n+2 = 0,05 mol
Thể tích khí tham gia phản ứng là: 1,68 – 1,12 = 0,56 lít (0,025 mol)
⇒ nBr2 = 0,025 mol ⇒ Khí còn lại là anken CmH2m
⇒ nCO2 = 0,125 mol ⇒ 0,05n + 0,025m = 0,125
⇒ 2n + m = 5 ⇒ n = 1; m = 3 ⇒ CTPT hai hidrocacbon là CH4 và C3H6
a) Muốn pha 0,5 lít dung dịch NaOH có pH = 12,5 cần phải dùng bao nhiêu gam NaOH ?
b) Để kết tủa hoàn toàn ion Cu2+ trong 200 ml dung dịch CuSO4 có nồng độ 6.10- 3M cần phải dùng bao nhiêu mililít dung dịch NaOH nói trên ?
a) pH= 12,5 →[H+] = 10 -12,5 →
Mà V=0.5l →n NaOH= [OH-].V=10 -1,5 . 0,5 = 0,0158 mol
→ mNaOH= 0,0158.40=0,632
b) n CuSO4= 0,2.6.10-3=1,2 .10-3 mol→ n Cu2+ =1,2.10-3 mol
Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2
→ n OH- =2n Cu2+ = 2. 1,2.10-3=2,4.10-3 mol
** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.